-
Ý NGHĨA, NGUỒN GỐC TƯỢNG TAM ĐA
Những năm qua chúng ta đã có mười di sản văn hoá vật thể và phi vật thể được thế giới công nhận. Bên cạnh những di sản văn hoá đó chúng ta còn nhiều những thành tố quan trọng như văn hoá dân gian đã đóng vai trò là nền tảng của văn hoá truyền thống. Những thành tố này mặc dù không thể hiện ở qui mô lớn mà chỉ là những hình đơn lẻ, thành bộ hoặc nhóm được bày đặt một cách im lặng và khiêm tốn, kín đáo không phô trương, nhưng lại là những "linh hồn" mà nếu không có nó thì những đời sống văn hoá di sản kia thiếu đi giá trị. Đó chính là những "Biểu tượng đặc trưng trong văn hoá truyền thống Việt Nam". Những biểu tượng này có thể gặp ở khắp mọi nơi, từ lâu đài, cung điện nguy nga đến đình chùa, đền miếu. Nó khuất lấp đâu đó trong các gia đình mà chúng ta còn chưa chịu hiểu nó một cách nguồn cuội đến ý tưởng trong hình khối nghệ thuật. Đó chính là những hình tượng cát tường (Điềm lành) để chúc tụng mà ta hằng mong muốn cầu nguyện như bộ Tam Đa - Bộ Tứ Bình đến Ngũ Phúc, Ngũ Hổ, Thất Hiền, Bát Tiên... Các vị thánh thần rồi Ngọc Hoàng - Đế Thích - Di Lặc... Bộ Tứ Linh, Rồng Phượng... Đến các mô úp trang trí trên xà nách, những hoa văn hình triện trên hoành phi câu đối, cùng rất nhiều các động thực vật, các đồ dùng trong sinh hoạt như: bầu rượu, kiếm, sáo... đã được cách điệu hoá thành mây bay, rồng, phượng... (các nghệ nhân vẫn gọi là hình hoá rồng, hoá lá) Tôi xin viết dần những biểu tượng đặc trưng văn hoá đó.Nguồn gốc xuất xứ của tranh tượng Tam Đa
Từ xa xưa, xuất xứ từ Trung Hoa sau lan tỏa sang các nước Đông Nam Á. Nguồn cội điển tích đã qua hàng ngàn năm đôi lúc bị uốn vặn, thêm bớt, có khi bị rườm rà thiếu tính thống nhất, xin tạm nêu sách: "Huyền thoại phương Đông", nhà xuất bản Mỹ thuật 2003 cho rằng ông Phúc là Dương Tường, ông Lộc là Văn Xương. Theo sách: "Đường Thư" lại cho rằng Chân Võ Đại Đế là Phúc thần. Đạo giáo lúc đang hưng thịnh coi cổng tam quan là một thần linh: Giữa là Thiên Quan Tứ Phúc, bên trái là Địa quan xá tội, phải là Thuỷ quan giải ách. Ba cửa này đều liên quan đến hoạ, phúc, vinh, nhục, ước vọng của con người nên gọi Đại Tam Quan là ông Phúc. Còn đến đời Tần dựng miếu thờ "Nam cực lão nhân" làm ông Thọ, nên tranh tượng về sau có dáng ông già đầu râu tóc bạc, trán cao rộng, tay chống giây cong queo. Mới có câu "Thọ tỉ Nam Sơn". Dưới đời vua Đức Tông, Dương Thành Đao làm quan to ở phía biển, biết yêu thương dân như con và sống rất đạo đức khi mất dân gọi là phúc thần lập đền ghi công, mới có câu "Phúc như Đông Hải". Vậy trong khuôn khổ một bài viết ngắn tôi chỉ nhằm dẫn ra ví dụ để cùng tham khảo chứ không có ý định xác minh tính hợp lý của tư liệu. Thấy sách "An Nam chí lược" của Lê Tắc nhà sách Văn hoá Đông tây tái bản năm 2002 là tương đối khớp với từ điển văn hoá cổ điển Trung Hoa của Phạm Tôn Nhan: rằng văn hoá cổ đã tồn tại rất nhiều "bộ tam" chủ sự may mắn là "Tam tinh" gồm "Phúc - Lộc - Thọ tinh". Ban đầu là lời của Phong Nhân chúc mừng vua Nghiên "Đa phú, đa nam, đa thọ" nghĩa là giàu có, nhiều con trai và sống lâu. Sau ba lời chúc của viên quan này dường như là ước vọng của công chúng bấy giờ. Sau này người ta đã chọn ba nhân vật đã qua thời gian lịch sử làm khuôn mẫu cho cụm biểu tượng "Phúc - Lộc - Thọ" làm Tam Đa từ đó. Đậu Tử Quân (ông Lộc): Một quan lớn đời Tấn, quyền cao chức trọng. Ông càng nổi tiếng giàu có bao nhiêu thì ông càng đau khổ khôn cùng vì giàu mà không có đích tôn nối dõi tông đường. Nên tiền của cuối đời đều rơi vào tay dòng họ khác... Quách Nghi: (ông Phúc) là một quan to đời Đường Cao Tổ, hết lòng vì dân, luôn tạo công ăn việc làm cho người nghèo được nhân dân ghi nhớ công ơn, tuy thanh bạch nhưng con cháu đầy nhà cùng sống rất là hiếu nghĩa, biết kính trên nhường dưới. Năm ông bà 83 tuổi thì có bé "chút" thế là thành "Ngũ đại đồng đường", ông sung sướng bế bé lên vai, lấy làm rất hoan hỷ. Đông Phương Sóc (ông Thọ): Là một thượng thư đời Hán tài giỏi và chính trực, trải qua nhiều đời vua đều được khen và tặng nhiều bổng lộc, ông thường tích cóp để dành, nổi tiếng tài giỏi nhiều mặt, vì đa tình nên nhiều vợ, ông hưởng thọ tới 125 tuổi, lưng còng hẳn xuống, và qua đời trong nỗi buồn đơn độc vì vợ con không ai còn sống, cháu đích tôn bốn đời phải lo đám.
Ý nghĩa của Tam Đa trong nghệ thuật tạo hìnhÔng Phúc (Quách Nghi) - Một vị quan trong bộ trang phục đơn giản mà phong độ, điềm tĩnh, khoác trên mình một áo thụng màu xanh, màu của tương lai, đầu đội mũ vải mềm, dáng hoạt bát, nhanh nhẹn, tóc và râu ở ngũ quan đều đen, cùng khuôn mặt trắng sáng, quyền pháp rõ ràng, sống mũi hình nửa ống bương (đầy đặn, nay nải miệng, môi đều và nhỏ, tất cả thể hiện cho sự khỏe mạnh, thông minh, thanh cao, mãn nguyện và có hậu). Một tay ôm em bé là lực lượng kế cận, ý nghĩa của nối dõi tông đường, con cháu đầy đàn, trên thuận dưới hòa, vì quan niệm phương đông không có con nối dõi tổ tiên là bất hiếu. Trong truyện Kiều có đoạn Thúc Sinh giả vờ định bắt trước người khác tự vẫn, rồi lấy cớ chưa có con nối dõi dòng tộc để chia tay với nàng Kiều. (Trung Đường chút chửa cam lòng / Cắn rằng bẻ một chữ đồng làm hai). Ông Phúc không có đai to, mặt ngọc trễ rốn, chỉ có đai vải quấn lỏng hờ, đầu đai thả bộ xà tích có 2 hình con dơi được cách điệu, bố cục thành hình tròn gọi là hình Khánh Phúc. Trong tiếng Hán chữ Dơi ở bên phải có bộ nhất khẩu điền giống với chữ Phúc, nên người xưa đã muốn hình tượng con Dơi cách điệu thành hình chiếc khánh, miệng hay ngậm chữ Phúc - Kim tiền hoặc chữ Thọ, để thể hiện cho các mong ước trên rất nhiều đồ án trang trí. Ta thường thấy bộ Ngũ Phúc (5 con) Dơi được cách điệu chạy len lỏi trong lồi lõm của chạm khảm, trông rất vui trên các lèo tủ và nhiều đồ án khác. Ông Lộc (Đậu Tử Quân): Với trang phục đại quan, một chân dung đầy đặn, phương phi, hồng hào, quyền pháp đầy đủ vì trong tay đang cầm một thẻ bài lớn, bộ râu đen đang lắc lư ngạo nghễ cùng bộ cánh chuồn trên đầu tỏ rõ sự hả hê, sung mãn, tràn trề sang trọng. Khoác trên mình bộ áo đỏ rộng, màu của sự hoan hỷ, giàu có, mạnh mẽ, thể hiện rõ thế và quyền lực, lại trang trí trên đai, mũ áo có rất nhiều ngọc ngà, châu báu, điểm đặc trưng trong ba ông thì ông Lộc có bộ đai rộng, bụng to được trễ xuống qua rốn biểu tượng của sự no đủ, quá dư, thừa thãi. Ngực áo được thêu rồng, gấu áo là sóng thuỷ ba, nước là biểu tượng của khí mà có những ba lớp sóng được kết hợp với rồng trên cao đang phun nước, tạo thành một không gian trên trời, dưới đất, rồng, mây, nước đang quần thảo thúc đẩy vượng khí. Ông Thọ (Đông Phương Sóc): Xuất xứ là người nhà trời xuống trần gian giúp nhà Hán với một sự nổi trội không bình thường lúc đó là sống 125 tuổi (gần gấp đôi cái tuổi cổ lai hy). Chính cái điển hình này đã được dân gian bóc tách ra thành một biểu tượng của sự sống lâu. Hình nghĩa chân dung của ông Thọ mới đáng bàn hơn, theo sách nhân học của Ma Y Thần Tướng cho biết theo lý pháp: Thì trán là phương Nam, phương của trời, trời phải rộng lớn nên trán phải cao to, xương trán (biển địa) lồi lên càng rộng mênh mông càng tốt, nên các ông Thọ mà ta trông thấy đầu và trán như là bị biến đầy và nhô lên. Cầm là phương Bắc (Địa các), hai bên thái dương kẻo thẳng xuống tai cất (là má) gần dái tai nối vòng xuống cấm thành một mạch đầy đặn nay nả, về cuối đời tuổi già, sức yếu, mùa đông gió rét không làm ăn được mà cầm vẫn nhô cao đầy đặn thể hiện đất đai vẫn mầu mỡ, tài sản vẫn còn sung túc là phúc - thọ - khang - ninh.
Tam Đa trong tín ngưỡng dân gian
Sự biến đổi của Tam Đa gần đây lại chuyển sang hướng khác. Một bộ Tam Đa lấy tên cây làm biểu tượng của Phúc, Lộc, Thọ. Cây Sung - Đa - Lộc Vừng là ba loại cây mộc hoang không phải là cây quý hiếm, sau khi được xếp thành bộ tự chúng lại có giá trị, về mặt nghệ thuật tạo hình nó không có những tiểu tiết tượng trưng ý tưởng như đã trình bày ở trên, nhưng về mặt đời sống thực vật như dáng dấp, lồi lõm khúc khẩu, cong queo vặn vẹo một cách tự nhiên nhiều khi lại rất đẹp và người ta chấp nhận nó. Trong xã hội hiện đại do kinh doanh và giao thông tàu xe, thuyền bè lại thờ Thần May mắn trên đường đi hay Thần Tài lộc, nhiều khi vẫn là một trong ba vị đó được biến dạng, lắp ráp thay đổi vị trí mà thôi. Ở giai đoạn đầu biểu tượng Tam Đa được chúc tụng bằng lời, về sau ba điều ước đó trở thành biểu tượng của tinh thần và được nghệ thuật sắn tay uốn nắn nên giá trị mọi mặt đã được nâng cao. Ngoài việc hưởng thụ ước vọng, dân gian ta còn gắn kết rất khéo tính giáo dục, ở đây ta thấy 2 ông (Lộc và Phúc) đã điển hình hoá là một cặp đối lập giữa giàu có và thanh bần, cao sang với giản dị, hợm hĩnh và khiêm tốn. Dường như sự nổi trội của ông Lộc khiến ông Phúc tưởng như lép vế, dân gian đã khéo léo lấy lại công bằng, còn là tính hơn hẳn trong cặp phạm trù (không con và có con), điều đó cho thấy sự sâu sắc trong tư duy. Giàu có phải làm gì để thay đổi sự đóng góp và cống hiến, như vậy tác phẩm không đơn thuần là nghệ thuật mà còn là lời răn dạy mang tính giáo dục rất cao ở từng ông một. Hình tượng ba ông xem như một sáng tạo riêng biệt hết sức độc đáo, được vận dụng những kiến thức minh triết phương Đông ứng dụng trong hình dáng, chân dung và những trang trí đường nét ở các tiểu tiết nhỏ qua ngàn năm vẫn tồn tại. Qua đó có thể thấy sự ra đời tín ngưỡng thờ Tam Đa và các thần khác là một nhu cầu chính đáng vì trong đời sống của cá nhân phấn đấu cho sự nghiệp của mình cần phải có một lực lượng siêu nhân nào nhằm hỗ trợ tinh thần, cho nên dân vừa là vai trò sáng tạo vừa chịu sự chi phối của loại hình tín ngưỡng này. Chính vì thế mà tín ngưỡng thờ Bà Chúa Kho ra đời từ nhu cầu (vay vốn), thờ Quan Công là thể hiện (tín nghĩa) và cần được (bảo vệ). Thờ Thần tài là nhu cầu đắc tài, đắc lộc, tín ngưỡng thờ Cô, Cậu ra đời là mong có con theo ý muốn.
Sưu tầm bởi www.dogophongthuy.com.vn
Viết bình luận