Thờ cúng Tế Công - nên hay không nên?

Tại sao Tế Công là vị sư xuất thân từ Trung Quốc mà lại được nhân dân Việt Nam ta yêu kính và mong muốn thỉnh ông về để thờ cúng như vậy?

Tượng Tế Công gỗ cẩm lai.

Tế Công là ai ?

 Ông là một nhân vật dân gian của Trung Quốc, nhưng cũng rất gần gũi với Việt Nam và một số nước Đông Nam Á khác. Nhắc đến Tế Công, nhân gian vẫn thường truyền tai nhau rất nhiều những câu chuyện kì bí, kể về vị hòa thượng Tế Điên rất giỏi trừ tà bắt ma, cứu giúp dân chúng. Chính vì vậy, Tế Công được nhiều người tôn trọng và thờ cúng như một vị thần giúp xua đuổi tà ma.

Tính tình ông cuồng phóng, thích rượu, thích thịt chó người đời gọi ông là “Tế Ðiên”, nhưng ông lại rất “tỉnh”, có tấm lòng từ bi và ưa giúp đời. Tế điên sống ở núi Thiên Thai, sau đó đi đến Hàng Châu . Tại đây có chùa Linh Ẩn là nơi hòa thượng Tế Điên xuất gia năm 18 tuổi. Ông lần lượt tham học với các vị: Pháp Không Nhất Bản ở chùa Quán Âm. Sau ông vào núi Hổ Khâu làm môn hạ ngài Hạt Ðường Huệ Viễn và nối dòng pháp này và lại đến ở chùa Tịnh Từ, chùa này bị thiêu hủy vì hỏa tai, Tế Công đi hành hóa ở Lăng Nghiêm trùng tu lại.

Tượng Tế Công gỗ nu ngọc am .

Với những việc thiện mà vị hòa thượng Tế điên này đã làm cho chúng sinh thì kể ra không hết, ngài cứu khổ cứu nạn chúng nhân gian giúp họ giác ngộ và hướng thiện. Chính vì vậy dân chúng đã tôn ông làm Tế Công và khi quy tiên đã thờ phụng ông để tưởng nhớ công ơn và cầu mong bình an, cầu bảo hộ, tránh khỏi được tà ma và những tai vạ không may xảy ra.

Bằng cách sống vô tư, “Tế điên” là cái tên dân gian vẫn thường gọi ông, thực chất, Tế Công là người bao dung, độ lượng, chuyên cứu giúp dân chúng, giúp đỡ những người gặp khó khăn hoạn nạn và vì thế ông luôn được mọi người yêu kính và người đời sau đã thỉnh những pho tượng khắc họa ông về coi như một vật phẩm phong thủy đắt giá, đặc biệt tượng Tế Công được làm bằng các loại gỗ quý.

Tượng Tế Công gỗ hương nguyên khối.

Tượng gỗ Tế Công trong phong thủy có tác dụng xua đuổi tà ma, tránh khỏi tai ương và đem lại vượng khí cho không gian sống của gia chủ. Những nhà phong thủy học và các pháp sư, thầy cúng cao tay vẫn truyền nhau kinh nghiệm rằng: Nếu nhà nào ở vào địa thế đất xấu như vướng phải con đường đi thẳng vào cửa nhà, nhà gần bãi tha ma, nghĩa địa, nhà có vong quấy quả… thì cách hóa giải tốt nhất là thỉnh tượng gỗ Tế Công về để thờ cúng. Gia đình nào có con nhỏ hay quấy khóc… cũng đặt tượng Tế điên trong nhà thì đứa trẻ sẽ ngoan, ăn no ngủ kỹ.

Tế Công đi vào tác phẩm văn học dân gian của Trung Quốc.

Tế Ðiên Hòa thượng là tác phẩm văn học dân gian Trung Quốc, kể lại sự tích một vị Thiền sư thuộc phái Dương Kỳ, tông Lâm Tế, sống vào đời Tống (khoảng 1150 – 1209) tại vùng Chiết Giang, Trung Quốc. Cuộc sống của vị Thiền sư này có nhiều điều kỳ bí khác người và cũng khác với đời sống tu hành của Tăng chúng đương thời. Tính tình ông cuồng phóng, thích rượu, thích thịt, người đời gọi ông là “Tế Ðiên”, trông ông vậy nhưng thực chất con người ông rất từ bi và ưa giúp đời.

Chuyện về cuộc đời của Hòa thượng Tế Ðiên được dân chúng tô đắp thêm nhiều điều kỳ bí, sau được sưu tập, gọt giũa thành tác phẩm văn học “Tế Công Hoạt Phật” hay còn gọi là “Tế Ðiên Hòa thượng”, Lý giải cho việc tại sao mình ăn thịt chó, theo truyện Tế Điên Hòa Thượng thì ông nói:

Cổ thi Phật Tổ để một phong,

Dạy khuyên tu miệng lẫn tu lòng,

Người nay tu miệng, lòng không sửa.

Bần tăng lòng sửa, miệng thì không.

Tế Điên giống như đến cõi trần vui chơi, để đùa giỡn và cũng để giáo hóa cho con người thấy tất cả vạn sự chỉ là trò ảo giác của thể xác, của chữ nghĩa, của tư tưởng, chúng đều là chuyện đáng để đùa giỡn còn ta có lòng hướng phật hay không, có đức độ hay không thì ở tâm mình mà ra.

* Quý khách hàng quan tâm đến sản phẩm vui lòng liên hệ:

- Hotline/zalo: 0986 19 19 19

*Quý khách hàng ở xa có thể đặt hàng và tham khảo các sản phẩm khác:

-TẠI ĐÂY

https://langnghedonggiao.vn/

Được đăng vào

Viết bình luận