Biểu Tượng Con trâu là Đầu Cơ Nghiệp

Con Trâu là đầu cơ nghiệp...

Cùng với hai đối tượng khác là cây lúa, sông nước - con trâu là một trong ba hình ảnh in đậm dấu ấn trong từ vựng, văn hóa của dân tộc Việt Nam có nền văn minh lúa nước qua trường kỳ lịch sử.

Thuở xa xưa, con trâu được thuần hóa làm nguồn cung thịt, sữa, da cho người nông dân trong đời sống hằng ngày. Càng về sau, khi nghề nông ra đời, phát triển thì ngoài việc cung cấp thực phẩm, con trâu giữ vai trò chính yếu về sức kéo trong lao đồng đời sống

Con trâu gắn bó mật thiết với người nông dân đến mức được nhà nông khẳng định vai trò “con trâu là đầu cơ nghiệp”. Cạnh công việc kéo cày, kéo bừa trong làm ruộng nước, trâu còn kéo trục đạp lúa khi thu hoạch mùa màng. Ngoài lúc kẽo cà kẽo kẹt vòng quanh kéo che ép mía nấu đường, trâu còn kéo xe trong giao thông đường bộ vận chuyển nông sản, kéo cộ trên ruộng lầy ruộng thụt...

Trong nền kinh tế hàng hóa thuở ấy, trâu là tài sản có giá trị cao, dùng để trao đổi trong mua bán và là đơn vị đo đếm gia sản: “ba bò chín trâu”, “chín đụn mười trâu”.

Không giữ vai trò là nguồn sức kéo như với dân tộc Kinh, với nhiều dân tộc thiểu số Tây Nguyên, là biểu tượng của sự giàu có; thiêng liêng thành kính hơn nữa còn là vật hiến sinh, trong các lễ hội cúng Yàng, tế tự thần linh, trời đất, cầu mùa màng bội thu, mưa thuận gió hòa, là của hồi môn hay sính lễ, vật hiến tế trong các nghi thức tang chế, hôn nhân.

Quả nhiên, con trâu đem lại khá nhiều lợi ích đối với đời sống con người. Thịt trâu, sữa trâu bổ sung nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng. Da trâu bịt trống, chế tác giày dép, dây thừng. Sừng trâu làm “tù và” thổi hiệu, làm cốc đong nước khi uống rượu cần, còn tiện làm quân cờ, lược chải đầu, đón dầy, dụng cụ mát xa trong thời hiện đại cán dao cán liềm...

http://<iframe width="560" height="315" src="https://www.youtube.com/embed/dkRW6K7CF8U" title="YouTube video player" frameborder="0" allow="accelerometer; autoplay; clipboard-write; encrypted-media; gyroscope; picture-in-picture" allowfullscreen></iframe>

Có lẽ chỉ ở một vùng có nền văn minh nông nghiệp lúa nước lâu đời như nước ta mới hình thành nên những phong tục, lễ hội như thi trâu, chọi trâu, đâm trâu, tạ ơn trâu….

Qua bài ca dao tâm tình chân thành mộc mạc, chan chứa thương yêu, vượt lên trên tất cả, trâu là người bạn thân thiết của nông dân:

Trâu ơi ta bảo trâu này,

Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta.

Cày cấy vốn nghiệp nông gia,

Ta đây trâu đấy, ai mà quản công.

Bao giờ cây lúa còn bông,

Thì còn ngọn cỏ ngoài đồng trâu ăn.

Hình ảnh trâu thuở xưa

Theo lịch can chi ở phương Đông, con vật mang số thứ tự thứ 2 là Sửu tượng trưng bằng con trâu. Trong 12 con vật trong thập nhị địa chi này, trâu là con vật to khỏe hàng đầu, sớm được thuần hóa, gần gũi với con người, giúp con người trong việc đồng áng nên người nông dân coi trâu như người bạn thân.

Từ cuộc sống gắn bó mật thiết đó, như một lẽ tự nhiên con trâu đã đi vào văn hóa nghệ thuật, trở thành đề tài,muôn thủa cho nguồn cảm hứng phong phú của văn chương, hội họa, điêu khắc, âm nhạc…

Trong Văn hóa Việt phong phú một kho từ ngữ phản ánh sự vật dựa trên các đặc điểm con trâu, khỏe như trâu, chén mắt trâu: Chén tròn và nhỏ, giống hình mắt trâu; ổi trâu: Ổi quả to; ớt sừng trâu: Quả dài cong như sừng trâu; chửa trâu (khẩu ngữ): Chửa quá kỳ hạn lâu mà chưa đẻ; đường sống trâu: Những chỗ gồ cao lên theo chiều dọc của đường đất, hình như sống lưng con trâu ...

Cạnh đó, nhiều tục ngữ ghi lại kinh nghiệm chọn lựa trâu hình vóc khỏe mạnh, làm việc siêng năng: Mua trâu lựa nái, mua gái lựa dòng; Tậu trâu xem sừng, xem khoáy; phải biết chọn lựa trâu tai lá mít, đít lồng bàn...

Ngoài ra, trò chơi trẻ em có con trâu làm từ lá mít, cùng nhiều tranh dân gian thể hiện hình ảnh chú mục đồng vắt vẻo trên lưng trâu thư thả thổi sáo, thả diều, giữa cảnh thanh bình đồng ruộng trời nước bao la.

Con trâu còn đi vào truyện dân gian với tích truyện xưa Ngưu lang Chức nữ, Chú Cuội cung trăng: “Bỏ trâu ăn lúa gọi cha ồi ồi”, hoặc bài đồng dao Thằng Bờm có cái quạt mo, Phú ông xin đổi ba bò chín trâu...

Cũng vì luôn gắn liền với nền văn minh lúa nước ở Việt Nam nói riêng và Đông Nam Á nói chung, đồng thời trâu vừa thể hiện sức mạnh, tốc độ, cũng như trí tuệ, tính cách hiền hòa nên trong kỳ SEA Games trước vào năm 2003, nước ta đăng cai đã chọn mẫu linh vật Trâu Vàng là biểu tượng vui.

Hình ảnh trâu ngày nay

Trong cuộc sống hiện đại, trâu không còn giữ vai trò quan trọng hàng đầu. Cơ giới hóa nông nghiệp đã thay bớt sức kéo của trâu, “trâu đỏ” dần thay thế “trâu đen”; phương tiện vận tải phát triển nên cộ trâu, xe trâu không còn hữu dụng như trước. Tuy nhiên hình bóng trâu vẫn mãi còn đây đó trong đời sống hiện đại.

Những thành ngữ - tục ngữ ẩn dụ đời sống xã hội, ví ngầm cách đối nhân xử thế của con người vẫn còn nguyên chân giá trị: Trâu béo kéo trâu gầy, đầu trâu mặt ngựa, Trâu buộc ghét trâu ăn, Trâu chậm uống nước đục, Để lâu cứt trâu hóa bùn .. Trâu bò húc nhau ruồi muỗi chết...

Trong tục ngữ ca dao luôn có hình ảnh con trâu bên cạnh cái cầy hay người nông dân hiền hòa ..là những hình ảnh sâu đậm trong tâm trí người việt .

Đồ gỗ phong thủy tiến Thịnh chia Sẻ bài viết để quý vị và các bạn hiểu thêm về hình tượng con trâu để quý vị hiểu rõ hơn ..

https://dogophongthuy.com.vn/

Được đăng vào

Viết bình luận