Ý nghĩa tượng linh vật khỉ
Trong văn hóa đại chúng và trong hư cấu, hình ảnh con khỉ luôn có một vị trí nhất định. Trong 12 con giáp, Thân là con Khỉ đứng hạng thứ 9 của 12 con vật trong Thập Nhị Địa Chi. Loài Khỉ có đặc tính giống loài người, thuộc loài có vú, sanh con, thường ở trong rừng, ưa nhảy nhót, đu chuyền từ cây này sang cây khác, sống từng đoàn, thông minh hơn các thú vật khác, cho nên thường bắt chước loài người. Khỉ đi vào đời sống văn hóa người châu Á qua năm thân, tháng thân, ngày thân, giờ thân. Trong thành ngữ, tục ngữ, ca dao Việt Nam, khỉ cũng được người đời nhắc đến, Ở Nam Bô, chiếc cầu tre bắc qua kênh rạch ở vùng sông nước được gọi là cầu khỉ.
Thời xa xưa, người Hán thường cho rằng khỉ là con vật may mắn. Từ “hầu” – có nghĩa là con khỉ, đồng âm với từ “hầu” – một tước vị quyền quý. Bởi vậy, trong nhiều tranh vẽ, hình tượng con khỉ mang ý nghĩa là “phong hầu” (phong chức tước).
Cùng với biểu tượng các con vật khác, khỉ được sử dụng khá phổ biến trong phong thủy. Biểu tượng khỉ với các tư thế khác nhau thể hiện những ý nghĩa cát tường. Nó có thể được tạo bởi nhiều chất liệu từ gỗ, ngọc, pha lê đến đồng, mạ vàng và thậm chí là vàng nguyên chất.
Nếu thấy hình tượng con khỉ leo trên cây phong thì biểu tượng mang ý nghĩa “phong hầu quải ấn” (đeo ấn phong hầu).
Bức tượng cát tường này rất phù hợp với các viên chức, hoặc những người muốn thăng tiến chức vụ trong cơ quan. Treo bức tranh này tại cung văn xương của ngôi nhà thì hiệu quả càng tốt đẹp.
Nếu đặt bức tượng khỉ tại phương vị cát lợi của ngôi nhà có thể làm tăng tính linh hoạt của không gian và khả năng đạt được nguyện vọng của bản thân càng nhanh chóng.
Trong mười hai con giáp, những người cầm tinh các con vật như rồng, chuột, rắn hợp với khỉ, nên đặt bức tượng khỉ trong nhà. Những người cầm tinh hổ lợn sẽ không hợp với linh vật này.
Không nên đặt bức tượng khỉ ở hướng Đông Bắc của ngôi nhà. Đây là vị trí tương xung với người tuổi thân. Nếu đặt ở hướng chính Bắc hoặc Tây
www.dogophongthuy.com.vn
Viết bình luận