Ý nghĩa phong thủy bức tượng tam dương khai thái

Ý nghĩa tượng Tam Dương Khai Thái

 

Ý nghĩa biểu tượng Tam Dương Khai Thái xuất phát từ thuật phong thủy trong Kinh dịch, một trong ngũ kinh của Khổng Tử. Vào dịp năm mới trưng bày biểu tượng Tam Dê gia chủ sẽ gặp nhiều măy mắn cả năm, gặp người quân tử, tránh kẻ tiểu nhân.

Dê tam thế – Tam dương Khai Thái. Đây là biểu tượng 3 con dê đứng chung với nhau nhưng mỗi con một thế, ngày nay biểu tượng tam dương thường được làm bằng các loại gỗ quý hiếm, mang lại giá trị độc đáo cho người sở hữu.

Đó là lấy ý nghĩa từ trong Kinh Dịch mà ra:

* Kinh Dịch nói về quẻ Thái: Thái, tiểu vãng, đại lai, cát hanh. Hàm ý quẻ Thái tượng kẻ tiểu nhân lánh xa, người quân tử đến gần, tượng thông thuận, hanh thông, cát tường.

Quẻ Thái là biểu hiện điều tốt lành, cho nên mới có câu  “hết cơn Bĩ cực tới hồi Thái lai” (Bĩ là quẻ Thiên Địa Bĩ, Thái tức là Thái của quẻ Địa Thiên Thái) để chỉ khi ta qua hết cơn khốn đốn đến vận hanh thông trở lại.

Quẻ Thái tốt là nhờ sự nghịch đảo của quẻ Càn bên dưới, mà Càn có 3 hào Dương. Người ta lấy sự đồng âm trong Hán Ngữ mà chọn chữ Dương là dê, 3 hào Dương trở thành hình tượng 3 con dê là thế. Thay vì 3 hào Dương khai mở ra quẻ Thái lại trở thành 3 con dê đem lại quẻ Thái, đem lại sự thông thuận.

Người đang gặp vận rủi cần chuyển hóa thời vận thì nên đặt biểu tượng này, để cầu mong đem lại sự thông thuận như ý quẻ Thái.

Từ xưa người ta hay dùng dê để tế lễ. Trong thần thoại Hy lạp, khi tế thần Dớt người ta phải dâng dê, bò thui đốt, tế thần Hecmet cũng phải có mật ong, bánh ngọt, lợn và dê con.
Ở Trung Quốc thời xưa, vua chúa thường dùng dê trong lễ cốc sóc, đó là lễ vào ngày mùng một đầu năm trước ngọ môn để làm lịch năm mới cho cả nước. Sách luận ngữ viết về cuộc tranh luận giữa Tử Cống và Khổng Tử như sau:
Người nước Lỗ khi xưa phải mổ thịt dê đực làm lễ cốc sóc. Về sau lễ ấy được bỏ đi nhưng người ta vẫn theo lệ mà nộp dê. Tử Cống muốn bỏ hẳn lệ ấy đi, nhưng Khổng Tử bảo: " Ngươi tiếc con dê còn ta thì tiếc cái lễ". Ý muốn nói, triều vua bây giờ đã suy, bỏ mất lễ cốc sóc nhưng vẫn giữ tục nộp dê thì người ta vẫn nhớ đến lễ ấy và lễ cốc sóc không mất hẳn. Câu chuyện này chứng tỏ dê có một vai trò quan trọng như thế nào trong văn hoá Trung Quốc.
Bởi dê quan trọng nên nó được xuất hiện nhiều trong văn học và các điển cố văn học. Đó là điển tích " Tin nhạn" ( chỉ thư tín) gắn với chuyện Tô Vũ đi chăn dê. Sau này chính hình ảnh của Tô Vũ được vẽ ở gác Kỳ Lân nhằm nêu cao công tạng và gương trung nghĩa cho đời.

Ngoài ra, theo quan niệm dân gian, đặt biểu tượng con Dê phong thủy ở 2 bên đầu giường của người bệnh có tác dụng mang lại sức khỏe và giúp người bệnh hồi phục nhanh chóng. Và khi công việc của bạn không thuận lợi hoặc bạn bị nhiều điều thị phi của tiểu nhân, hãy sử dụng biểu tượng Dê hóa giải tình trạng đang gặp phải.

 

Khi bài trí Dê tại bàn làm việc sẽ giúp chủ nhân luôn giữ được sự điềm đạm, tĩnh tâm, tốt cho các mối quan hệ giao tiếp. Nó cũng có tác dụng bồi đắp làm tăng thêm lòng kiên trì và ý chí phấn đấu của chủ nhân.

 

www.dogophongthuy.com.vn

 

 

 

 

Được đăng vào

Viết bình luận