Tượng Chó và ý nghĩa trong phong thủy nhà ở

Tượng Chó và ý nghĩa trong phong thủy

 

Trong nét văn hóa và tâm linh của một số dân tộc, con chó là loài vật thân thiết gắn bó từ rất lâu đời với người chủ nói riêng và con người nói chung, những đức tính của chó được tôn vinh như trung thành, thông minh, quan tâm đến chủ... nó là bạn gần gũi của con người, chó canh gác nhà cửa cho con người, thậm chí có nơi chó được thờ cúng tại các đền thờ, miếu mạo, Trong văn hóa Á Đông chó được xếp vào 12 con giáp ở vị trí thứ 11 với chi Tuất và một trong những con vật thuộc lục súc. Trong quan niệm của người Việt thì chó là con vật có thể đem đến những điều may mắn, mang đến thuận lợi và nhiều niềm vui (mèo đến nhà thì khó, chó đến nhà thì sang).

Ở rất nhiều nơi trên thế giới, con chó được trân trọng và nâng niu, người ta cũng đặt Các chòm sao được đặt tên chó gồm: Tiểu Khuyển, Đại Khuyển, Lạp Khuyển.

Trong các loài vật thì con chó là loài nổi tiếng trung thành, thông minh và giúp ích cho loài người như biết giữ nhà (chống trộm), thích chơi đùa với trẻ em và nhất là giúp cho những người cô đơn giảm stress, những đặc tính thông minh, con chó còn được dùng để đi săn, chó còn được dùng để khám phá thuốc nổ, ma túy, hay truy tìm những kẻ sát nhân lẩn trốn trong rừng rậm. Đặc biệt trong những trận động đất, thiên tai, sóng thần... con chó được dùng để cứu hộ, tìm kiếm những nạn nhân bị chôn vùi trong đống gạch vụn, on chó còn được dùng để chăn bò, chăn cừu trên những cánh đồng ở miền núi cao. Chỉ cần hai hay ba chú chó là đủ chăn dắt một đàn cừu vài trăm con. Rồi chiều đến, qua tiếng sủa chúng chạy đi gom cừu lại thành đàn. Một con chó đi đầu dẫn đường, các con còn lại ở hai bên hay phía sau lùa đàn cừu về chuồng một cách trật tự.

Hiện nay, ở nhiều địa phương người dân vẫn giữ tục chôn chó đá trước cửa, thậm chí thờ và kính cẩn gọi là cụ Thạch, Thần cẩu, quan lớn Hoàng Thạch. Trong quan niệm của người Việt xưa, chó là con vật trung thành và mang lại nhiều may mắn. Chó bình thường chỉ coi được phần dương, muốn canh giữ phần âm thì phải nuôi chó đá. Tục thờ chó được biểu hiện dưới nhiều hình thức. Người Việt thường chôn chó đá trước cổng như một linh vật với ý nghĩa cầu phúc, trừ tà hoặc đặt chó đá trên bệ thờ và coi như một bậc thần linh. Chó đá trong nhà thường nhỏ, mang dáng vẻ hiền lành, không to lớn như chó đá ở đình, đền, phủ. Hình thức thờ chó đá khá phổ biến ở nông thôn, các vùng quanh Hà Nội như Hà Tây (cũ), Bắc Ninh, Bắc Giang, Hưng Yên…

Ở mỗi vùng, hình thức thờ chó đá cũng khác nhau. Người Tày, Nùng một số nơi ở Lạng Sơn có tục chọn ngày tốt để đặt con chó đá trước cửa trông nhà và trừ tà ma. Với người Dao, hình ảnh con chó được biểu hiện trên trang phục. Người Pa Cô trong tộc người Cơ Tu còn kiêng giết thịt, coi con chó như vật tổ truyền. Ngày nay, người Việt một số nơi không chôn chó đá ở trước cửa nhưng vẫn mua chó điêu khắc về để bày trong nhà, vừa xua đuổi tà ma, vừa làm vật trang trí.

Theo phong thủy, những người cầm tinh loài mèo, hổ, ngựa (người tuổi Mão, Dần, Ngọ) tương hợp với loài chó, thích hợp để trưng bày linh vật này.

Dogophongthuy.com.vn

 

Được đăng vào

Viết bình luận