Bộ Tứ Linh là bốn linh vật rất linh thiêng tượng trưng cho quyền lực và sự bảo vệ của đất trời là Long, Lân, Quy, Phụng. Trong phong thủy có ý nghĩa tăng cường cát khí, tránh các hung khí, qua khỏi được vận hạn và tăng cường vô số tài lộc cho gia chủ.
Tranh tứ linh gỗ hương nguyên khối cực bong kênh.
Tứ linh là bốn linh vật có sức mạnh phi thường tượng trưng cho trời đất, bắt nguồn từ tứ linh thần: Thanh Long, Bạch Hổ, Huyền Vũ và Chu Tước hay dân gian thường gọi tắt là Long – Lân – Quy – Phụng. Chúng được người xưa tạo ra từ bốn phương trời, đại diện cho 4 nguyên tố chính của trời đất nước, lửa, đất và gió.
Tranh Tứ linh mang đậm tính chất tâm linh và phong thuỷ. Việc đặt tranh Tứ Linh bằng gỗ trong nhà không chỉ đem đến sự sang trọng và ấm áp cho ngôi nhà mà còn mang lại may mắn cho gia chủ. Theo quan niệm phong thuỷ, tranh gỗ Tứ linh trong nhà đúng chuẩn phong thuỷ sẽ giúp trấn trạch, ngăn chặn tà khí xâm nhập và mang đến may mắn, bình an cho gia đình.
Quạt tứ linh gỗ mun hoa.
1. Long – Rồng.
Rồng là con vật đứng đầu trong tứ linh, Rồng đại diện cho quẻ Chấn, mang lại Dương khí, sự quật khởi, ý chí, công danh, tài lộc và quyền lực. Do đó trên quần áo của vua chúa và hoàng tộc thường có thêu hình rồng bằng vàng để thể hiện thiên mệnh con trời có quyền lực tối cao. Dân tộc Việt Nam ta đã có truyền thuyết về rồng từ rất sớm vì nó gắn liền với mây, mưa cùng truyền thống trồng lúa nước lâu đời. Đặc biệt Rồng đã in đậm vào tâm thức người Việt Nam với cái tên Thăng Long, Vịnh Hạ Long, Sông Cửu Long, không những là biểu tượng cho xuất xứ nòi giống dân tộc Việt Nam, rồng còn là thần linh, chủ của nguồn nước, mang lại sức sống mãnh liệt, làm cho mùa màng tốt tươi.
Chưa hết, Rồng trong truyền thuyết được coi là con vật của trời, có quyền năng tối cao hơn các loài vật khác. Sự xuất hiện của Rồng được quan niệm là mang lại điều tốt lành, may mắn, thuận lợi và bình an. Nhân dân xưa quan niệm rồng là sứ giả để con người có thể gửi gắm những ước nguyện của cuộc sống như cầu mưa thuận gió hòa, cầu phồn thực...
Tranh tứ linh gỗ hương gọt tỉa cực tinh xảo.
2. Lân – Kỳ Lân
Là linh vật được biết đến thứ 2 sau Rồng, dân gian cho rằng sự xuất hiện của Lân báo hiệu điểm lành, thái bình thịnh vượng sắp tới, Lân là loài vật chuyên bảo vệ và canh giữ cửa ngôi nhà, miệng há to thu hút và trấn áp mọi loại hung khí vào nhà, xua đuổi được những vận đen đến cho gia chủ và các thành viên trong gia đình..Vì vậy, trong mỗi đình chùa ta thường thấy có tượng hai con kỳ lân đá canh cửa. Trong Phong Thuỷ, tượng kỳ lân thường dùng trấn giữ cửa nhà, hoá giải hung khí chiếu tới khi đối diện với của nhà khác, bị ngã ba, ngã tư, đường vòng, hoặc góc nhọn chiếu vào cửa nhà.
3. Quy - Rùa
Quy (Rùa) là con vật duy nhất có thật trong tự nhiên. Rùa là một loài bò sát lưỡng cư có tuổi thọ cao và khả năng sống trong một thời gian mà không cần tới thức ăn do đó được ví với tinh thần thanh cao, thoát tục. Rùa từ lâu đã gắn liền với văn hóa người Việt thông qua câu chuyện thần Kim Quy giúp vua An Dương Vương xây và bảo vệ thành Cổ Loa. Trong lĩnh vực tâm linh Quy được xem là hội tụ của trời đất – âm dương : bụng bằng tưởng trưng cho mặt đất (âm), mai khum vòng tượng trưng cho vòm trời (dương). Trong dân gian rùa có nhiều lúc được kết hợp với những con vật khác như rắn (Quy xà hợp thể), hay rùa đầu rồng (long quy) có sự kết hợp của rùa và rồng nên rất linh thiêng.
4. Phụng - Phượng hoàng
Phượng Hoàng là một trong những linh vật tối cao được cho sánh ngang với Rồng. Phượng hoàng tượng trưng cho vẻ đẹp, sự cao quý, tình yêu thương của người mẹ và ẩn chứa một sức mạnh huyền bí. Do đó Phượng hoàng đại diện cho Hoàng Hậu hay các phi tần sánh bên Rồng đại diện cho Vua.
Phượng hoàng cũng là một linh vật trong truyền thuyết được hình tượng hóa trong đời sống tâm linh. Phượng được miêu tả có mỏ diều hâu dài, tóc trĩ, vảy cá chép , móng chim ưng và đuôi công Với ý nghĩa đầu đội công lý, mắt là mặt trời, mặt trǎng, lưng cõng bầu trời, lông là cây cỏ, cánh là gió, đuôi là tinh tú, chân là đất, vì thế phượng tượng trưng cho cả vũ trụ. Phượng hoàng có ý nghĩa tích cực, nó biểu thị cho đức hạnh, vẻ duyên dáng và thanh nhã. Theo truyển thuyết Phượng hoàng xuất hiện trong thời kỳ hòa bình thịnh vượng do đó người ta thường trưng bày hình tượng Phượng hoàng để hiện quyền lực, sức mạnh và cầu thịnh vượng.
Rồng mang yếu tố dương và tượng trưng cho vua chúa, Phượng hoàng mang yếu tố âm tượng trưng cho hoàng hậu. Âm dương hòa hợp tức là rồng và phượng quấn quýt lấy nhau, do đó hình tượng rồng phượng được cho là đại diện của hạnh phúc giữa chồng và vợ.
Các vị trí thích hợp để đặt Tranh Tứ Linh:
- Vị trí đẹp nhất để đặt tranh tứ linh là mặt bàn, bàn uống nước với phòng khách, bàn làm việc hoặc một chiếc bàn cao dùng để đặt tượng lên. Làm sao chủ nhà đảm bảo được độ cao của chiếc bàn hơn 1m, ngang tầm của người chứ đừng quá thấp hoặc quá cao thì sẽ không đẹp.
- Tranh tứ linh có thể được đặt đối diện hoặc hơi chếch chéo với cửa chính hoặc cửa sổ, đảm bảo đượng góc cạnh và khi nhìn vẫn có thể nhìn được tổng thể.
- Không nên đặt tranh tứ linh ở vị trí thờ cúng hoặc phòng cá nhân sẽ không tốt cho phong thủy, cuộc sống không thuận hòa như mong đợi. Tuyệt đối không đặt tượng ở phòng em bé bởi chúng sẽ làm cho em bé sợ hãi, khóc và mơ mị nhiều không tốt.
Bộ Tứ Linh là bốn con vật linh thiêng tượng trưng cho quyền lực và sự bảo vệ là Long, Lân, Quy, Phụng. Bộ tứ linh trong phong thủy có ý nghĩa tăng cường cát khí, chống lại hung khí, tránh được vận hạn và tăng cường tài lộc.
* Quý khách hàng quan tâm đến sản phẩm vui lòng liên hệ:
- Hotline/zalo: 0986 19 19 19
* Quý khách hàng gần khu vực Thanh Trì muốn biết thêm thông tin và chi tiết các sản phẩm khác, mới nhất hiện nay tới địa chỉ:
-Tại: Số 70 Phan Trọng Tuệ, Thanh Trì, Hà Nội.
*Quý khách hàng ở xa có thể đặt hàng và tham khảo các sản phẩm khác:
Viết bình luận