Sự tích về Phật Thích Ca Mâu Ni vô cùng huyền bí..

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni hay tên thật là Shakyamuni Buddha, người sáng lập ra Phật Giáo, một nhân vật có thật trong lịch sử. Xuất thân là Thái tử Tất Đạt Đa con của vua Tịnh Phạn và hoàng hậu Maya, dòng họ Cồ Đàm, vương tộc Thích Ca. Vì giòng họ này thuộc bộ lạc Sakya (Thích Ca), cho nên sau này có danh hiệu Shakyamuni (Thích Ca Mâu Ni). Muni là bậc Thánh, Shakyamuni là bậc thánh thuộc bộ lạc Thích Ca.

Là một thanh niên trong hoàng tộc, Tất Đạt Đa đã sống một cuộc sống vui tươi, hạnh phúc. Ông kết hôn với một phụ nữ tên là Yashodhara, và có một người con trai tên là Rahula. Vào tuổi 29, Ông từ bỏ cuộc sống gia đình và di sản hoàng gia để trở thành một người tìm kiếm sự bình an trong tinh thần.

Thái tử muốn vượt qua đau khổ, qua sự hiểu biết về bản chất của sinh, lão, bệnh, tử…nỗi khổ đau trên nhân gian. Nên Ông từ bỏ tất cả, phụ vương, ngai vàng, vợ và con, cuộc sống đầy đủ và hạnh phúc của một hoàng tử. Không phải là sự hy sinh từ bỏ của một người già, đau ốm, một người nghèo, bệnh tật, ngán ngẫm cuộc đời, mà là sự hy sinh từ bỏ của một vị hoàng tử đang tuổi thanh xuân, đang sống trong quyền quý giàu sang. Quả thật, đó là một sự hy sinh vĩ đại, có một không hai trong lịch sử loài người.

Thời bấy giờ, ở Ấn Độ có tập tục và niềm tin rằng, người nào cầu đạo giải thoát, đều phải kiên trì tu khổ hạnh, ép xác. Cũng theo truyền thống đó, Thái tử cùng với 5 người bạn đồng tu trong 6 năm ròng rã, kiên trì khổ hạnh ép xác tới mức người Thái tử gầy khô như bộ xương, đôi mắt sâu hoẵm xuống, sức khỏe giảm sút đến nỗi Ngài không còn đứng vững được nữa.

Ngài nghiệm thấy, càng kiên trì khổ hạnh, thì việc tìm ra chân lý tối hậu như càng lùi xa, tâm trí càng mê mờ, thân thể càng suy yếu. Ngài thấy rõ, khổ hạnh hay ép xác không phải là con đường thoát khổ và cứu khổ. Sau khi Thái tử từ bỏ con đường khổ hạnh, Ngài đã đi thiền định một mình trong rừng, để vượt qua sợ hãi. Phía sau tất cả nỗi sợ hãi, Ngài đã hiểu rõ bản chất thật của tâm trí, từ đó vượt qua mọi khoái cảm và dục vọng của bản thân.

Sau khi thiền định thái tử Tất Đạt Đa đã giác ngộ hoàn toàn ở tuổi 35 và trở thành Phật Thích Ca Mâu Ni. Các tài liệu sau này cung cấp chi tiết về việc Ngài đạt được điều này dưới gốc cây Bồ đề (Bodhi) tại Bodh Gaya, sau khi thành công trong việc chống lại các cuộc quấy phá từ Mara ghen tuông, người đã cố gắng ngăn cản sự giác ngộ của Phật Thích Ca Mâu Ni bằng cách thêm những hình ảnh đáng sợ và quyến rũ để làm phiền việc thiền định của Đức Phật.  

Trong những lời tường thuật sớm nhất, Phật Thích Ca Mâu Ni đã đạt được giác ngộ trọn vẹn bằng cách đạt được ba loại tri thức: Kiến ​​thức toàn vẹn về những kiếp quá khứ của mình, về nghiệp và tái sinh của tất cả những người khác, và Tứ Diệu Đế Các tường thuật sau này giải thích rằng, với sự giác ngộ, Ngài đã đạt được sự toàn tri.

Trong suốt cuộc đời, Đức Phật khuyến khích các học trò đặt những câu hỏi về giáo lý của mình và xác nhận chúng qua kinh nghiệm của họ. Thái độ phi giáo điều này vẫn còn phổ biến trong một số truyền thống Phật giáo ngày nay.

https://langnghedonggiao.vn/

                         

 

 

Được đăng vào

Viết bình luận