Siêu Phẩm Tượng Đạt Ma Giáo Hóa

Theo truyền thuyết, Vua Hương Chí sanh được ba người con trai, Ngài là vương tử thứ ba. Thuở nhỏ, Ngài đã có chí siêu việt và đặc tài hùng biện.

Bồ đề Đạt Ma vốn tên thật là Bồ Đề Đa La - Một vị hoàng tử của nước Nam Thiên Trúc. Truyện kể rằng, trong một lần đến nước Hương chí Bát Nhã Đa La - vị tổ thứ 27 của nhà Phật đã bàn luận cùng Bồ Đề Đa La về chữ tâm. Bát Nhã Đa La nhận thấy vị hoàng tử này ngộ tính rất cao, suy nghĩ thấu đáo nên Bát Nhã Đa La khuyên rẳng: “Hoàng tử đối với chư pháp đã được thông đạt, vậy Hoàng tử nên lấy tên là Đạt Ma, có nghĩa là rộng lớn, thông đạt”. Từ đó, danh hiệu Bồ Đề Đạt Ma ra đời.
Nhân vua Hương Chí thỉnh Tổ Bát-nhã-đa-la vào cung cúng dường, Ngài mới có duyên gặp Tổ. Qua cuộc nghiệm vấn về hạt châu, Tổ đã biết Ngài là người siêu quần bạt tục sẽ kế thừa Tổ vị.
Sau khi vua cha băng, Ngài quyết chí xuất gia cầu xin Tổ Bát-nhã độ làm đệ tử, Tổ hoan hỉ làm lễ thế phát và truyền giới Cụ túc. Tổ bảo Ngài:

Tượng đạt ma giáo hóa gỗ ngọc am


– Hoàng tử đối các pháp đã được thông suốt, nay nên đổi hiệu là Bồ-đề-đạt-ma. Từ đây, Ngài luôn hầu hạ bên thầy.
Một hôm, Tổ gọi Ngài đến truyền pháp và dặn dò:
Ngươi tạm giáo hóa ở nước này, sau sang Trung Hoa mới thật là nhân duyên lớn. Song, đợi ta diệt độ khoảng sáu mươi năm sau sẽ đi. Nếu ngươi đi sớm, sau e có việc không tốt.
Những điều kiết hung về sự giáo hóa ở Trung Hoa sau này, Ngài đều cầu xin Tổ chỉ dạy. Tổ dùng những lời sấm ký tiên đoán sự kiết hung vận số Phật pháp ở Trung Hoa, nói có hơn mười bài kệ.

Tượng đạt ma  giáo hóa gỗ hương đaklak


Tổ tịch rồi, Ngài vẫn ở tại nước nhà giáo hóa. Người huynh đệ đồng sư với Ngài là Phật Ðại Tiên cùng chung sức giáo hóa. Thời nhân gọi hai Ngài là “Mở hai cửa cam lồ”. Song, sau môn đồ của Phật Ðại Tiên lại chia làm sáu tông: 1.- Hữu tướng, 2.- Vô tướng, 3.- Ðịnh tuệ, 4.- Giới hạnh, 5.- Vô đắc, 6.- Tịch tịnh, đua nhau truyền bá. Ngài thấy sự chia ly ấy, ngại cho chánh pháp suy vi. Vì thế, Ngài dùng phương tiện cảm hóa họ hồi đầu quay về chánh pháp.

Tượng đạt ma giáo hóa gỗ cẩm 


Vua Nguyệt Tịnh băng, con vua là Thái tử Dị Kiến nối ngôi. Dị Kiến lên ngôi không bao lâu lại tin theo tà thuyết bài bác Phật giáo. Ngài sai đệ tử là Ba-la-đề đến cung vua để nhiếp hóa. Sau khi cải tà qui chánh, vua Dị Kiến hỏi ra mới biết Ba-la-đề là đệ tử của chú mình. Nhà vua cho người thỉnh Ngài về cung giáo hóa.

Tượng đạt ma giáo hóa gỗ Bách Xanh


Về cung giáo hóa một thời gian, Ngài thấy cơ duyên sang Trung Hoa đã đến, bèn đem lời huyền ký của Tổ Bát-nhã-đa-la thuật lại cho vua biết. Vua không còn lời gì dám ngăn cản, đành sắm một chiếc thuyền buôn, cho thủy thủ đưa Ngài sang Trung Hoa. Vua và quần thần tiễn đưa Ngài ra tới cửa biển.

Tượng Đạt Ma Gíao hóa gỗ Nu Hương vân chun nu

Ngài ở trên thuyền gần ngót ba năm, thuyền mới cặp bến Quảng Châu, nhằm đời nhà Lương niên hiệu Phổ Thông năm đầu (520 sau T.C.), ngày hai mươi mốt tháng chín năm Canh Tý. Thích sử tỉnh này ra đón tiếp Ngài, đồng thời dâng sớ về triều tâu vua Lương Võ Ðế. Vua được sớ, liền sai sứ lãnh chiếu chỉ đến thỉnh Ngài về Kim Lăng (Kinh đô nhà Lương).

Vì vậy mà hình ảnh Đạt Ma Gíao Hóa có ý nghĩa phong thủy đối với văn hóa phương đông, giúp trấn trạch nhà cửa và được trưng bày ở những không gian sang trong, như phòng khách hoặc phong làm việc.

Để tìm hiểu về những bức tượng đạt ma giáo hóa quý khách vùi lòng click: TẠI ĐÂY  hoặc truy cập www.dogophongthuy.com.vn

video

 

 

Được đăng vào

Viết bình luận