Mẹ hiền Quan Thế Âm Bồ Tát phổ độ chúng sinh, cứu khổ cứu nạn.

Danh xưng Quan Thế Âm Bồ Tát cũng xuất phát từ ý nghĩa về vị Bồ Tát luôn nhìn thấy tiếng ai oán, đau khổ trong bến mê của chúng sinh và sẵn sàng cứu giúp chúng sinh khỏi bể khổ trần gian. Trong phong thủy, Quan Âm là biểu tượng của điềm lành. Tượng Quan Âm khi được chạm khắc đều có khuôn mặt hiền hậu, nét mặt từ bi, khi nhìn vào ta như có cảm giác an lành, thanh tịnh. Ngài lắng nghe tiếng kêu bi thương của con người để tìm tới mà cứu độ, nhất là trong các nạn lửa, nước, quỹ dữ và đao kiếm. Đặc biệt, phụ nữ không con thường hay cầu với Quan Âm.

Tượng Quan Âm dát vàng được làm sắc nét từng chi tiết.

Sự Tích Thị KínhQuan Âm Bồ Tát.

Theo như tích Việt Nam xưa kể rằng: Ngài đã tu hành được 9 kiếp, đến kiếp thứ 10 Ngài được đầu thai làm một con gái trong một gia đình họ Mãng ở nước Cao Ly và được đặt tên là Thị Kính. Lớn lên Thị Kính nết na hiếu thảo hết lòng với cha mẹ. Và rồi nàng được gả cho Thiện Sĩ của gia đình họ Sùng. Ngày nọ, khi Thiện Sĩ đang ngủ khi vừa đọc sách xong, thấy ở cằm chồng mình có sợi râu mọc . Tiện đang may vá nên Thị Kính dùng con dao nhíp trong tay cắt đứt sợi râu cho chồng. Không may đúng lúc Thiện Sĩ giật mình tỉnh dậy tưởng vợ đang có âm mưu giết mình liền la lên. Thiện Sĩ kể lại cho cha mẹ nhưng không ai tin Thị Kính, bắt Thiện Sĩ phải bỏ vợ. Thị Kính phải trở về nhà cha mẹ mình, quyết định xuất gia đi tu. , cải trang thành một người nam giới trốn nhà đến chùa xin đi tu, lấy pháp danh là Kính Tâm.

Kính Tâm do có dung mạo đẹp đẽ nên được nhiêu tín nữ ngưỡng mộ trong đó có Thị Mầu, con của trưởng giả giàu có ,rất hay trêu ghẹo Kính Tâm nhưng không được đáp lại. Khi Thị Mầu có thai với đầy tớ liền đổ cho Kính Tâm làm, nhưng do sợ lộ thân phận mình là nữ nhi nên Kính Tâm không dám nói ra sự thật đành phải chịu oan ức. Sau đó, Kính Tâm phải tu ở ngoài cổng chùa để chùa không bị mang tiếng.

Thị Mầu sinh ra được một đứa con trai, đem đứa nhỏ đến chùa gửi cho Kính Tâm. Kính Tâm vì tính thương người, nhận đứa trẻ vào nuôi dưỡng. Khi đứa trẻ lên 3 tuổi thì Kính Tâm bị bệnh nặng. Biết mình sắp chết, Kính Tâm dặn dò đứa trẻ đưa thư cho sư cụ của chùa và cho ông bà họ Mãng.

Sau khi đọc rõ sự tình, sư cụ kêu người khám xét thi thể Kính Tâm, mới biết rằng Kính Tâm là gái giả trai. Thị Mầu xấu hổ, đành phải tự tử. Thiện Sĩ ăn năn, bèn đi tu, sau này biến thành một con chim.

Tượng Quan Âm Bồ Tát gỗ mụn hoa.

Quan Âm Bồ Tát (Thị Kính sau khi chết) cũng cứu độ đứa con nuôi, con ruột của Thị Mầu, đem về Nam Hải, để làm người hầu.

Do đó, người ta họa hình Quán Thế Âm Bồ Tát đội mũ ni xanh, mặc áo tràng trắng, ngự trên tòa sen, bên tay mặt có con chim mỏ ngậm xâu chuỗi bồ đề, bên dưới có đứa trẻ bận khôi giáp chắp tay đứng hầu.

 

Bài trí tượng Quan Âm trong nhà theo phong thủy sẽ mang đến tác dụng hoá hung khí, đem lại bình an, giải trừ tai ách cho gia chủ. Phật Bà Quan Âm phổ độ chúng sinh, mang tới yên vui cho gia đạo, đồng thời giúp gia chủ gặp may mắn đường công danh sự nghiệp, sức khỏe và đường con cái. Đặt tượng Phật Quan Âm trong nhà cũng giúp cho tâm tính gia đạo trở nên thanh tịnh, từ bi, hướng tới điều thiện.

Nước cam lộ vừa ngọt vừa mát chính là biểu trưng cho lòng từ bi. Nước này rưới tới đâu là chan rải tình thương tới đó, làm mát mẻ êm dịu mọi khổ đau của chúng sanh. Cành dương liễu chính là biểu trưng cho sự nhẫn nhịn, thiếu đi cành dương liễu sẽ không rưới được nước cam lộ. Hai vật thần này không thể tách rời, cũng giống như từ bi và nhẫn nhục phải luôn song hành cùng nhau, người có lòng từ bi mà thiếu đi tính nhẫn nhục thì cũng không mang lại ích lợi viên mãn cho cuộc đời.

Tượng Phật Bà gỗ hương gia lai nguyên khối.

Các vị trí phát huy tối ưu nhất giá trị của Phật Bà Quan Âm.

Phần lớn mọi người khi đặt tượng gỗ Quan Âm tại gia đều có mong muốn cầu bình an, phúc lành cho gia đạo. Để việc thờ Quan Âm tại gia hoặc bài trí tượng Phật Quan Âm thực sự mang lại may mắn, phúc lộc cho gia chủ, nhất định phải chú ý đến yếu tố phong thủy. Đặc biệt là phải tránh một số điều kiêng kị sau đây để phát huy tối đa hiệu quả và giá trị của việc bài trí tượng Quan Âm Bồ Tát trong nhà:

– Không nên đặt tượng Phật Bà cùng với những thần phật khác như Quan Đế hay Thổ Địa vì sẽ không mang tới may mắn, phước lành.

– Không quay tượng Phật Bà về những hướng như: phòng ngủ hoặc phòng ăn. Vì đây đều là một số khu vực không yên tĩnh và thanh tịnh, hoặc là các không gian riêng tư, vậy nên đặt tượng Quan Âm tại những nơi này sẽ không thể hiện được lòng thành kính với Phật, không những không cầu được may mắn và phước lành mà còn khiến gia chủ gặp nhiều vận rủi.

– Nếu thời cúng Quan Âm Bồ Tát tại nhà thì lễ vật cúng bái nên là hoa tươi và trái cây hoặc đồ chay, tuyệt đối không được cúng đồ mặn.

Cách đặt tượng Phật Bà Quan Âm trong nhà thích hợp nhất là ngay giữa nhà, gian thờ Phật, hướng về phía cửa chính hoặc hướng Đông, hoặc là đặt tại phòng khách, phòng làm việc. Đặt tượng Phật trong phòng làm việc sẽ giúp bạn thanh tịnh, tập trung hơn, đem lại hiệu quả làm việc cao hơn.

* Quý khách hàng quan tâm đến sản phẩm vui lòng liên hệ:

- Hotline: 0986 19 19 19

* Quý khách hàng gần khu vực Thanh Trì muốn biết thêm thông tin và chi tiết các sản phẩm khác, mới nhất hiện nay tới địa chỉ:

-Tại: Số 70 Phan Trọng Tuệ, Thanh Trì, Hà Nội.

*Quý khách hàng ở xa có thể đặt hàng và tham khảo các sản phẩm khác:

-TẠI ĐÂY

https://langnghedonggiao.vn/

 

 

Được đăng vào

Viết bình luận