Gà là một dấu tích của văn minh và văn hóa nông nghiệp ở Việt Nam.

 

Trong huyền sử Việt Nam, có truyền thuyết cho rằng thời vua An Dương Vương Thục Phán nước Âu Lạc, nhà vua cố công xây thành ở đất Việt Thường, nhưng đấp đến đâu thì đất lở đến đấy. Thục Phán cầu trời thì được một con rùa (Rùa thần Kim Qui) đến giúp. Rùa thần báo cho nhà vua biết ở núi Thất Diệu có một con gà trắng sống đến ngàn năm rồi hóa thành yêu tinh ẩn trong núi, nếu diệt được nó thì việc xây thành sẽ thành công. Sau khi An Dương Vương giết được con gà trắng thì xây được thành. Trước đó trong truyền thuyết Sơn Tinh-Thủy Tinh, gà cũng được nhắc đến với tư cách là một trong ba lễ vật thách cưới của Vua Hùng để gả con gái của mình là Mỵ Nương gồm: Voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao.

Tượng cúc kê gỗ cẩm lai 

Theo cách nói của “Vĩ thư”, gà trống do sao Ngọc Hoàng trên trời biến thành, rất huyền bí. Có sách cổ lại nói gà trống có năm đức văn, võ, dũng, nhân, tín, điều này cũng có chút hợp lý, ví dụ trong “Hõa kinh” giải thích rằng: “Ngũ đức: Đầu đội mũ là văn; bước đi nhanh là võ; gặp địch dám chiến đấu là dũng; có miến ăn là biết gọi đàn là nhân; luôn canh gác ban đêm là tín”.

Gà trống gỗ là vật cát tường, có tác dụng để tránh tà. Ví dụ mồng 1 tháng giêng giết gà, sau đó treo trên cửa, nghe nói là làm như vậy có thể trấn áp, xua đuổi cái ác. Trước đây còn có tập tục giết gà trống khi có người chết hoặc mắc bệnh, gọi là “kê đầu trị cổ” (đầu gà trị được trùng độc).

 

Tác dụng tránh tà cầu phúc của gà trống có liên quan đến hai khoảng thời gian, đó là ngày mồng một tháng giêng, và ngày mồng một tháng hai. Trước đây người ta gọi ngày mồng một tháng giêng là kê nhật (ngày gà), vì gà là vật dương tính, mồng một tháng một cũng thuộc dương, nên hai thứ đã liên kết lại làm một. Ngày mồng một tháng hai có liên quan đến gà, điểm liên kết cũng ở “dương” – ngày mồng một tháng hai là ngày mặt trời sinh ra. Vào ngày này, gà được dùng để trang trí cho bánh mặt trời (còn gọi là bánh trứng mặt trời), ý nghĩa của loại bánh này là ca tụng mặt trời.

Gà trống còn là biểu tượng cho sự dũng mãnh của các anh hùng. Trong ngũ đức có võ, và dũng, đó là minh chứng rõ nét cho điều đó. Trong “Đường thư” có ghi lại một mẩu chuyện của Lưu Vũ Chu, cũng đã liên hệ gà trống với sự mạnh mẽ: Cha của Lưu Vũ Chu cùng vợ là Triệu thị cùng ngồi trong sân vào một buổi tối, đột nhiên thấy gì đó trông giống gà trống, ánh sáng loang loáng, bay vào bụng Triệu thị, vén áo lên lại không thấy gì. Triệu thị từ đó mang thai, sau này sinh ra Lưu Vũ Chu. Lưu Vũ Chu là người anh dũng, rất giỏi cưỡi ngựa bắn tên.

tượng gà chọi gỗ hương gia lai nguyên khối

Ngoài ra, gà trống gáy báo sáng rất có quy luật, rất chuẩn xác, nên đế vương trước đây “dĩ kê vi hậu”, lấy gà làm tiêu chuẩn tính thời gian. Chiếc mào của gà trống cao thẳng, hơn nữa “quan” (mào gà) còn đồng âm với “quan” (quan lại), nên cũng được coi là cát tường.

Trong  phong thủy, biểu tượng gà trống thường được sử dụng khá phổ biến, có thể là giải trừ các thế sát cho ngôi nhà hoặc giải trừ “đào hoa sát” cho cá nhân hay tránh bị tiểu nhân nói xấu sau lưng. Ngoài ra, bài trí gà trống còn giúp mang lại hạnh phúc và may mắn cho gia chủ.

Hình ảnh gà trống với những ý nghĩa khác nhau là biểu tượng may mắn, cát tường. Đây được xem là quà tặng phong thủy độc đáo tặng bạn bè, người thân trong các dịp lễ, kỉ niệm trọng đại.

Tượng chiến kê - kim kê độc cước

Và rất nhiều mâu tượng gà chọi gỗ đẹp độc ở đây

www.dogophongthuy.com.vn


Được đăng vào

Viết bình luận