“Cây đa, giếng nước, sân đình” - hình ảnh đẹp của làng quê Việt mang ý nghĩa sâu sắc trong phong thủy.


- Cây đa, giếng nước, sân đình là biệu tượng cho sức mạnh tình đoàn kết của làng quê, gắn liền với sự bình yên qua bao đời và ở sâu trong mỗi tâm thức của người Việt ta. Làng xóm thật gần gũi và gắn bó với mỗi chúng ta ở đây. Nói đến làng là nói đến đơn vị hành chính nhỏ nhất. Làng là nơi ta cất tiếng khóc chào đời, là tiếng võng kẽo kẹt trưa hè với lời ru ầu ơ của mẹ mà khi nhớ lại như nâng bước ta trên mọi nẻo đường. Làng thân thương, gắn bó với mỗi người và nó được gắn bó từ những nét đặc trưng nhất như cây đa.

Cây đa giếng nước sân đình gỗ cẩm lai nguyên khối.

- Tình đoàn kết đã giúp mọi người trong làng gắn bó lại với nhau. Điều này được thể hiển rõ qua các hình ảnh cây đa, giếng nước, sân đình. Cây đa là nơi ngồi mát, nghỉ ngơi của người dân sau những buổi trưa nắng làm đồng mệt nhọc, oi bức, là chốn nghỉ chân của các lữ khách qua đường. Bởi vậy, cây đa được là nơi giao tiếp của làng với cuộc sống bên ngoài. Người Việt xem cây đa như một biểu tượng linh thiêng, vừa gần gũi, thành kính, vừa sợ hãi “thần cây đa, ma cây gạo”… Cùng với cây đa là giếng nước. Giếng nước có thể là một đoạn của con sông chảy qua làng, hoặc một hồ nước của làng, cũng có thể chỉ là một giếng nước. Đây chính là nơi giao lưu, chia sẻ của những người phụ nữ trong làng khi tắm cho con, hay là lúc đi vo gạo, thậm chí là khi đi rửa rau…

Từng đường nét ở cây đa được chạm trổ tinh sảo.

- Nếu như giếng nước là nơi dành cho những người phụ nữ thì sân đình lại là nơi tập trung của những người đàn ông. Sân đình là trung tâm hành chính, văn hóa xã hội của làng. Tất cả các việc quan trọng của làng đều diễn ra ở đây như hội họp, xét xử kiện tụng, đón rước quan trên, văn hóa - văn nghệ, giải trí… Đình làng là nơi thờ thành hoàng. Về khía cạnh tâm linh, đình có giá trị to lớn trong quyết định vận mệnh của cả làng. Một làng có phúc hay không người ta thường ngắm đình của làng đó xem thế đất và hướng đình có hợp phong thủy không. Đình làng thường có địa điểm thoáng đãng, có sóng nước hay ao hồ phía trước mang ý nghĩa tụ thủy thịnh mãn cho cả làng...

Hình ảnh sân đình được người nghệ nhân đục sắc nét.

 

- Tính cộng đồng tạo nên sức mạnh làng quê. Không chỉ chung sức để chế ngự thiên tai, giúp nhau sản xuất mà các làng quê còn tham gia đánh giặc, giữ làng. Hơn 4.000 năm lịch sử với bao cuộc chiến, làng quê như thành trì vững chắc không một thế lực nào có thể xâm lấn. Tính cộng đồng đã làm nên nền văn hóa làng bền vững. Chính đặc trưng này còn tạo nên tính cách người Việt: sống trọng tình, tương thân tương ái, giàu ý thức độc lập dân tộc và lòng yêu nước.

 

-Hơn hết, ý nghĩa sâu sắc của Cây đa, giếng nước, sân đình chính là: Làng quê Việt mang bóng dáng người mẹ, là nơi khởi nguồn, hun đúc nhưng cũng là điểm tựa cho sức mạnh tinh thần. Bởi vậy, trong tâm khảm mỗi người con đất Việt, dù đi đâu, về đâu đều mang trong mình tinh thần đoàn kết, đùm bọc cũng như ý thức tự lực, tự cường và đều hướng về ngôi làng thân thương, cộng đồng thân thuộc của mình với tình cảm thiêng liêng. Và đó chính là cội nguồn sức mạnh, là ngọn nguồn của lòng yêu nước bất diệt của dân tộc Việt Nam.

* Quý khách hàng quan tâm đến sản phẩm vui lòng liên hệ:

- Hotline: 0986 19 19 19

* Quý khách hàng gần khu vực Thanh Trì muốn biết thêm thông tin và chi tiết các sản phẩm khác, mới nhất hiện nay tới địa chỉ:

-Tại: Số 70 Phan Trọng Tuệ, Thanh Trì, Hà Nội.

*Quý khách hàng ở xa có thể đặt hàng và tham khảo các sản phẩm khác:

-TẠI ĐÂY

https://langnghedonggiao.vn/             

 

Được đăng vào

Viết bình luận