Trong Phong Thủy, Lục bình là vật phẩm dùng để chiêu tài lộc và giữ tài lộc cho gia chủ. Bình càng lớn thì khả năng chiêu tài, bảo lộc càng lớn. Hình dáng của bình vô cùng đa dạng và phong phú, có thể trưng bày ở nhiều nơi. Lục bình gỗ được yêu thích bởi vẻ mộc mạc và nét vân thiên biến vạn hóa không theo bất kỳ quy luật nào. Tại các khách sạn, công ty lớn, nhà biệt thự chúng ta thường thấy cặp lục bình rất lớn đặt ngay tại đại sảnh.
Dù có nhiều biến thể khác nhau: Bình củ tỏi, bình phay nghệ thuật, bình tì bà… nhưng đặc điểm chung của bình là phía trên đầu của bình mở rộng, cổ bình thắt lại, thân bình phình to ra.
Ý nghĩa đầu bình mở rộng để hút vượng khí và may mắn vào bên trong. Thân bình phình to để lưu giữ, cỗ bình nhỏ lại để mọi thứ không bay ra ngoài, ở lại với gia chủ.
+ Lục bình: Lục bình là mẫu bình được yêu thích nhất và phổ biến nhất mọi thời đại. Chính vì vậy, khi nhắc đến bình phong thủy người ta thường nhớ ngay tới lục bình gỗ. Lục bình có kiểu dáng giống cây hoa lục bình nên người ta gọi tên là lục bình. Lục bình có ý nghĩa phong thủy quan trọng giúp thu hút và lưu giữ vượng khí. Những vị trí có trưng cặp lục bình gỗ nhìn vào sẽ rất sang trọng và hoành tráng. Lục bình vừa có ý nghĩa phong thủy, vừa có tác dụng trang trí nên người ta rất thích trưng bày.
Lục bình gỗ hương
+ Bình củ tỏi: Kiểu dáng giống như củ tỏi nên được gọi là bình củ tỏi. Tỏi là loại cây có tác dụng trừ tà khí rất tốt. Yêu ma khi gặp tỏi đều kinh sợ. Vậy nên, bình củ tỏi vừa có tác dụng thu hút tài lộc vừa có tác dụng tiêu trừ tà khí.
Bình Phay nghệ thuật (bình thế gỗ): Bình Phay được tạo dáng theo thế gỗ tự nhiên. Từ khúc gỗ xù xì, xấu xí, người nghệ nhân khéo léo lựa thế gỗ tạo ra những đường cong uyển chuyển mê hồn người xem. Miệng bình thường được tạo dáng như đang có nước chảy ra. Khi trưng bày bình này, gia chủ nhất định phải cho hướng chảy của bình vào nhà chứ không quay ra cửa chính hoặc cửa sổ. Có thể lý giải đơn giản như thế này, bình là nơi khai thông tài vận và của cải sẽ chảy ra theo hướng nước chảy. Nếu chảy vào trong nhà thì gia chủ được hưởng phúc, hưởng lộc. Ngược lại nếu hướng nước chảy ra ngoài thì bao nhiêu tiền tài, của cải cũng theo dòng chảy mà trôi đi hết. Thế gỗ tự nhiên cũng làm cho người chơi đồ gỗ có thể tưởng tượng ra muôn vàn hình dáng khác nhau. Bình phay nghệ thuật là loại bình thường được trưng bày dưới dạng độc bình.
+ Bình tì bà (bình bút): Bình tì bà thường có kích cỡ thon nhỏ nhưng cao. Trưng bày tiết kiệm diện tích thường được trưng tại những vị trí nhỏ, hẹp. Các loại gỗ quý hiếm thường làm bình tì bà. Bởi vì gỗ quý hiếm có đường kính lớn rất khó tìm. Bình tì bà có thể chơi song bình, ngũ bình hoặc cửu bình. Bình tì bà có kiểu dáng nhỏ gọn dễ dàng trưng ở nhiều vị trí khác nhau.
+ Chum: Ngày xa xưa người ta thường dùng chum sứ để đựng những đồng tiền vàng. Người ta tin rằng nhà nào có chum tiền to thì nhà đó giàu có và sung túc. Vậy nên, người thợ gỗ đã khéo léo chế tác khúc gỗ xù xì thành hình dáng giống như chum đựng tiền vàng ngày xưa. Chum có bụng rất to, miệng nhỏ. Người ta cũng quan niệm rằng tác dụng chính của chum là giữ cát lợi hay còn gọi là bảo tài, trấn lộc. Đây cũng là điểm khác biệt lớn về mặt phong thủy của chum so với các loại bình khác. Chum có thể trưng độc bình, song bình, ngũ bình hoặc cửu bình đều được.
+ Bình hồ lô: Bình hồ lô thiết kế theo hình dạng trái bầu hồ lô. Bầu hồ lô là một thứ quả có hình dạng thật kỳ lạ, miệng nhỏ bụng lớn, tròn trịa đầy đặn, người xưa thường dùng làm đồ đựng nước, rượu, hoặc các linh đơn dược liệu để phục vụ cho những chuyến đi xa. Nhờ tác dụng này, dần dần, quả hồ lô được coi là biểu tượng linh thiêng của sức khỏe và trường thọ. Hồ lô miệng nhỏ bụng lớn, tượng trưng tài lộc đầy kho, chiêu tài nạp phúc. Bình nhất định phải có nắm có thể tháo rời để gia chủ bỏ gạo hoặc đồng xu nhỏ vào bên trong.
Lục bình trạm tứ quý: Bình trạm tứ quý có 4 mặt trạm: Tùng, cúc, trúc, mai đại diện cho 4 mùa: Xuân, hạ, thu, đông. Bình phong thủy khi đó không chỉ là cặp bình mà còn là 1 bộ tranh phong thủy hữu tình. Mỗi mua gia chủ quay mặt tương ứng ra phía cửa chính để hút được nhiều tài lộc, vượng khí.
Lục bình phong thủy khá dễ trưng bày trong nhà. Sau đây là một số vị trí đặt bình giúp gia chủ an khang, thịnh vượng, sung túc. Giải phóng tối đa năng lượng tích cực của lục bình.
Chú ý: Trên miệng bình gỗ thường có khoét một lỗ nhỏ trên miệng. Phần này thường sẽ được gia chủ cho vào một vài đồng tiền hoặc một ít gạo với ý nghĩa phong thủy là cầu cho cuộc sống ấm no và tài lộc rủng rỉnh.
Phòng khách: Lục bình đặt ngay tại phòng khách, tại 2 bên kệ tivi hoặc 2 bên hông của cửa chính. Bình gỗ nên chọn mặt có vân đẹp nhất quay ra bên ngoài. Một thời gian thì nên quay mặt khác để tạo sự mới lạ. Lục bình gỗ giúp tạo sinh khí cho phòng khách.
Quầy tiếp tân, thu ngân: Không phải ngẫu nhiên người ta thường đặt cặp lục bình gần quầy thu ngân. Lục bình phong thủy giúp cho tiền tài của đơn vị luôn dồi dào và cũng là vật phẩm trang trí tuyệt đẹp.
Phòng Thờ: Hai bên bàn thờ tổ tiên hoặc ngay hai bên hông cửa vào phòng thờ sẽ giúp phòng thờ nhìn thêm phần uy nghi, trang trọng. Trên ban thờ đặt cặp lục bình nhỏ. Tùy theo kích thước ban thờ và sở thích mà quý vị có thể chọn cặp lục bình, bình tì bà hay bình hồ lô để trưng bày. Lục bình gỗ để bàn thờ phổ biến nhất vẫn là mẫu bình hoa có khoét lỗ. Chiều cao từ 30 đến 60cm. Vừa dùng để trưng bày vừa dùng để cắm hoa hoặc hương.
Các vị trí khác: Các ô trang trí trong phòng khách, kệ sách trong thư phòng, ô trang trí tại cầu thang. Tùy vị trí ta đặt các loại bình phù hợp nhất. Không gian rộng lớn ta thường đặt lục bình, không gian nhỏ hẹp nên đặt bình tỳ bà. Trên kệ tivi, bàn thờ tổ tiên: Có thể đặt bình củ tỏi, bình phay, chum.
Viết bình luận