Bồ đề Đạt Ma - Sư tổ của Thiền học và Võ thuật

Bồ đề Đạt Ma được coi là người truyền bá và sáng lập ra Thiền học và Võ thuật tới Trung Quốc. Theo truyền thuyết Trung Quốc, ông đã truyền thụ phương pháp rèn luyện thân thể cho các nhà sư Thiếu Lâm và dẫn đến việc hình thành môn võ Thiếu Lâm. Ông cũng là cha đẻ của Thiền Phật giáo. Còn rất ít thông tin về tiểu sử của ông, chủ yếu chỉ còn lại là truyền thuyết. Truyền thuyết về nguồn gốc của ông cũng khác nhau, tại Trung Quốc tồn tại 2 truyền thuyết về ông, tại Ấn Độ truyền thuyết kẻ rằng Bồ Đề Đạt Ma là con trai thứ 3 của một vị vua Pallava Tamil từ Kanchipuram, trong khi ở Nhật Bản truyền thuyết kể rằng ông đến từ Ba Tư. Thời điểm ông đến Trung Quốc cũng khác nhau, một trong những thuyết nói rằng ông đến vào triều đại Lưu Tống(420-479) hay muộn hơn vào triều đại nhà Lương (502-557). Ông chủ yếu hoạt động tại lãnh thổ của các triều đại Bắc Ngụy (386-534). Thời kỳ truyền bá của ông khoảng vào đầu thế kỷ thứ 5. Ông là Tổ thứ 28 và cuối cùng sau Phật Thích-ca Mâu-ni của Thiền tông Ấn Độ và là Sơ tổ của Thiền tông Trung Quốc. Các tên gọi khác là: Bồ-đề-đạt-ma-đa-la , Đạt-ma-đa-la , Bồ-đề-đa-la , và tên viết tắt thường gặp trong văn cảnh nhà Thiền là Đạt-ma .

Nói đến Bồ Đề Đạt Ma, không thể không nói đến tư tưởng Thiền tông mà Ngài là người kế thừa và được tư tưởng ấy hun đúc nên con người siêu tuyệt. Tinh hoa Thiền Bồ Đề Đạt Ma là dạy người triệt ngộ cội nguồn tâm linh, quay lại sống với chính mình; chuyên tâm nhất ý quán sát bằng cách tự truy vấn, khi cha mẹ chưa sinh ta, bản lai diện mục là gì? Có nỗi ưu tư buồn khổ vì không thấu rõ cội nguồn của mình, để phải lưu linh trôi nổi sanh tử luân hồi. Khi nào cảm nhận được nỗi bâng khuâng sanh tử luân hồi giống như nỗi buồn con thơ lúc cha mẹ qua đời, chính là khi dụng tâm hồi quang phản chiếu, liễu ngộ Phật tánh.

Thiền tông chính là tâm hồn, võ thuật là thể xác của Đạt Ma, do đó, sự xuất hiện của hai nền tư tưởng và học thuật này, chính là hiện tượng siêu hóa nghệ thuật thật sự con người Đạt Ma. Tổ sư đã thật sự đi vào huyền sử nhân loại, để sống mãi với sự tôn kính cao cả. Và chính yếu, ngay chính bản thân Ngài, cũng là sơ Tổ Thiền tông Trung Hoa đã minh chứng hùng hồn cho sự hòa quyện giữa Quyền và Thiền. Một minh chứng sống thực cho sự giao thoa, kết dính ấy tạo nên hạo khí kiêu hùng trong dòng chảy miên viễn của cuộc đời ngược xuôi.

Giữa nhịp sống phát triển vũ bão như hiện nay, rất nhiều người vẫn có một thú vui tao nhã, đó là sưu tầm Đạt Ma Sư Tổ. Bộ sưu tập Đạt Ma Sư Tổ bao gồm các bức tranh, tượng gốm, gỗ hoặc các chất liệu khác… Đạt Ma Sư Tổ có gì để người ta thích sưu tầm đến thế ? Đó là Ngài có muôn hình vạn trạng.

Một trong những thú vui của các nhà sưu tầm Đạt Ma Sư Tổ là thoạt nhìn tác phẩm thì thấy ra dữ nhưng càng nhìn, tâm lại càng rất bình an. Cũng vì vậy mà không chỉ ở Châu Á mà với Châu Âu, Ngài cũng được mọi người yêu mến. Họ thỉnh Ngài về không chỉ mang ý nghĩa tôn giáo mà đôi khi chỉ thuần chất là nghệ thuật.

Dogophongthuy.com.vn

Được đăng vào

Viết bình luận