Tranh Tứ Quý - Tùng Trúc Cúc Mai gỗ gụ mật cao 118cm rộng 33cm dày 5cm
Còn hàng
Tổng quan
Tranh Tứ Quý - Tùng Trúc Cúc Mai gỗ gụ mật cao 118cm rộng 33cm dày 5cm
Cách treo bộ tranh tứ quý đeo đúng quan niệm dân gian xưa
Tranh tứ quý thuộc loại tranh bốn bức vẽ cảnh bốn mùa: xuân, hạ, thu, đông. Người treo tranh tứ quý không chỉ là để trang trí mà còn mang nhiều ý nghĩa mong cầu may mắn, phú quý, sung túc và mang cả những yếu tố phong thủy trong đó.
Mỗi bức tranh là một loài cây, loài hoa tương ứng đại diện cho một mùa trong năm. Mùa xuân: hoa mai, hoa lan, hoa đào. Mùa hạ: cây trúc, hoa sen, hoa hồng, hoa lựu. Mùa thu: hoa cúc, hoa phù dung. Mùa đông: cây thông (tùng). Mỗi loài hoa, loài cây lại tương ứng với một loài chim. Vẽ hoa ấy phải đi với chim ấy mới là đúng quy tắc, đúng luật. Như vẽ hoa mai phải vẽ với chim khổng tước (mai/điểu), hoa hồng với chim công (hồng/công), hoa cúc với gà (kê/cúc), cây thông với chim hạc (tùng/hạc)…
Trong quan niệm của người phương Đông, bộ tứ là biểu hiện của sự đầy đủ, vững chắc, vĩnh cửu, hạnh phúc… như tứ phương, tứ trụ, tứ đức… Thậm chí ở Việt Nam, bộ tứ còn được hình tượng hoá thành cụm biểu tượng tứ bất tử gồm bốn vị thần: Sơn Tinh, Chử Đồng Tử, Mẫu Liễu Hạnh và Thánh Gióng, hoặc tứ chính trấn bao gồm xứ Đông, xứ Nam, xứ Đoài và xứ Bắc. Trong bộ bài, bốn con bài cùng loại cũng được gọi là tứ quý hay tứ tử trình làng. Người gặp tứ quý khi chơi bài thường nắm chắc phần thắng và tứ quý được xem như một biểu hiện của sự may mắn.
Như vậy, xuất phát từ những biểu tượng của bốn mùa nhưng tứ quý trong quan niệm dân gian không còn là một biểu tượng riêng của thời tiết hay khí hậu nữa mà đã biến thành biểu tượng của nhiều điều tốt lành khác. Đặc biệt, khi đã trở thành một biểu tượng của sự may mắn, tứ quý trở thành một niềm ước vọng của mọi người dân bất kể sang hèn.
Qua đó có thể thấy rằng, người dân sử dụng biểu tượng tứ quý không chỉ để trang trí trong nhà hay để xem “lịch bốn mùa” mà còn là để cầu mong sự may mắn, sung túc cho gia đình. Đây là một nét rất đặc thù trong văn hoá Việt Nam nói riêng và văn hoá phương Đông nói chung.
Để hiểu rõ hơn về đại diện của từng mùa, chúng ta hãy đi sâu hơn về ý nghĩa của từng loại cây:
1. Tùng
Trong bộ tứ quý, Tùng đại diện cho mùa xuân. Cây tùng mọc trên núi cao, khô cằn, thiếu nguồn dinh dưỡng. Cây tùng mang sức sống bền bỉ, mọc trên những mỏm núi chênh vênh, chịu nhiều sương gió, bão tuyết mà không chết, không đổ. Nói về Tùng, Nguyễn Trãi đã viết:
“Cội rễ buồn, đời chẳng động
Tuyết sương thấy đã đặng nhiều ngày”
Trong tuyết sương lạnh lẽo, ác liệt, cây tùng vẫn xanh tươi, đứng vững trước những thử thách của thời gian. Đó chính là phẩm chất của người quân tử, của đấng trượng phu giữ vững khí tiết, bất chấp mọi gian khổ, mọi ác liệt trước những biến cố dữ dội của cuộc đời mình.
2. Trúc
Trúc đại diện cho mùa hạ. Trúc trong tiếng Hán chỉ loài tre nói chung chứ không phải cây tre ở Việt Nam. Cây trúc là một cây có thể sống nơi khô cằn, quanh năm xanh tốt, đốt ngay thẳng từ bé. Đốt thân cây tre thì đốt than của nó vẫn thẳng chữ không cong gãy.
Nói về trúc, người xưa có câu:
Thiên ma vạn kích hoàn kiên kính Nhậm nhĩ đông tây nam bắc phong |
(Nghĩa: Ngàn đập muôn va vẫn cứng nhắc Bộn về gió cuộn mặc thổi qua?) |
Trúc là biểu tượng của mẫu người quân tử bởi loài cây này tuy cứng mà vẫn mềm mại, đổ mà không gãy, rỗng ruột như tinh thần an nhiên tự tại. Cũng như một người quân tử, hoa trúc chết đứng chứ không rũ xuống như những loài hoa khác. Đây là hình ảnh hiếm thấy giữa đất trời.
3. Cúc
“Cứ mỗi độ thu sang, hoa cúc lại nở vàng”, cúc là đại diện cho mùa thu. Hoa cúc là một trong bốn loại hoa quyền quý trong văn hóa Trung Hoa. Hoa cúc tượng trưng cho sự trường thọ, phúc lộc dồi dào. Trong Phong Thủy, nguồn năng lượng mà hoa cúc đem lại khiến cho gia chủ có một cuộc sống bình dị và cân bằng trong mọi việc. Đồng thời, nó cũng mang đến may mắn cho căn nhà. Cúc cũng có chí khí quân tử của nó. Ai chơi tranh phong thủy hoa cúc đều biết Hoa cúc tàn nhưng không rụng, nó chỉ gục rũ trên thân của nó thôi. Nó gợi cho ta đến một hình ảnh chết đứng chứ không chết nằm.
4. Mai
Mai là biểu tượng của mùa xuân. Hoa mai tượng trưng cho sự thanh khiết. Hoa mai mang sức sống mãnh liệt, nó chịu qua gió tuyết mùa đông. Mỗi dịp xuân về, hoa mai nở bung năm cánh, báo hiệu một mùa mới, một năm mới đã đến. Trong phong thủy, hoa mai biểu tượng cho sự cao thượng, hiển vinh. Hoa mai đơm bông, nẩy lộc đón xuân về đem lại giàu sang, tình cảm, tấn lộc tấn tài.
Nói về hoa mai, Cao Bá Quát đã khẳng định: “Nhất sinh đê thủ bái hoa mai” (Một đời chỉ cúi đầu trước hoa mai). Tuy có thân và cành gầy guộc, có hoa mỏng manh, và mang hương thơm dịu dàng, thanh khiết, nhưng ở bên trong mai là cả một sự kiêu dũng. Chính sự kiêu dũng này đã giúp hoa mai vượt qua được mưa gió sương hàn của mùa đông để đơm hoa kết nụ khi xuân về. Các nhà nho xem mai là tấm gương cho loài người về sự hòa hợp giữa chữ Nhẫn và chữ Dũng.
==> Bộ tranh tứ quý Tùng – Trúc – Cúc – Mai thể hiện sự luân chuyển của bốn mùa xuân – hạ - thu – đông. Sự luân chuyển này vừa đem lại may mắn cho con người, vừa là sự hi vọng, ước mong về sự suôn sẻ và thịnh vượng trong cuộc sống. Ngoài ra, bộ tranh tứ quý này còn là biểu tượng cho chí khí, cốt cách thanh cao, kiên cường của người quân tử.