Trong phong thủy, biểu tượng gà trống thường được sử dụng khá phổ biến, có thể là giải trừ các thế sát cho ngôi nhà hoặc giải trừ “đào hoa sát” cho cá nhân hay tránh bị tiểu nhân nói xấu sau lưng. Ngoài ra, bài trí gà trống còn giúp mang lại hạnh phúc và may mắn cho gia chủ.
Gà trống trên các di chỉ: Trên trống đồng Ngọc Lũ, người ta tìm thấy hình ảnh gà trống xem lẫn với những con hưu. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học thì những biểu tượng gà trống này tượng trưng cho thời gian và kinh nghiệm săn bắn của người xưa.
Gà trống trong truyền thuyết: Con gà trống trong truyền thuyết được nhắc đến trong Sơn Tinh - Thuỷ Tinh và An Dương Vương. Trong truyền thuyết An Dương Vương, hình ảnh về con gà trống được biến hoá thành Kê tinh chuyên phá hoại, quấy rối cuộc sống con người. Bởi tiếng gáy vang khắp núi rừng và tư thế hùng dũng nên gà trống được người xưa tôn kính như linh vật.
Gà trống trong thần thoại: Biểu tượng con gà trong thần thoại xuất hiện từ thần thoại Hậu Nghệ bắn rơi mặt trời của Trung Hoa. Trong thần thoại, khi Hậu Nghệ bắn rơi 9 mặt trời, mặt trời thứ 10 sợ hãi nên trốn sau những đám mây, cuộc sống con người chìm trong tăm tối. Con người và muôn vật thay nhau gọi mặt trời đều không thành công, khi con gà trống cất tiếng gáy vang, mặt trời tò mò tìm xuống làm trái đất bừng sáng trở lại. Từ đó linh vật gà trống được nhiều người tôn thờ và tiếng gáy gà trống trở thành dấu hiệu gọi bình minh.
Gà trống trong tính ngưỡng dân gian: Trong tín ngưỡng dân gian, mỗi khi cúng thần linh hay tổ tiên người ta thường dâng con gà trống luộc chín và để nguyên con. Gà trống được xem như cầu nối giữa con người với thế giới thần linh. Con gà gần gũi với nhà nông nên biểu tượng con gà trở thành biểu tượng của sự thịnh vượng, no đủ và tượng trưng cho thời gian. Hình ảnh con gà đứng trên núi cao cất tiếng gọi bình minh trở thành biểu tượng của sự dũng mãnh, uy nghiêm.
Gà trống trong võ thuật: Từ hình tượng con gà trống với dáng đi bệ vệ, tư thế hiên ngang khi gáy, người ta đã sáng tạo ra bộ quyền cước với tên gọi Hùng Kê quyền trứ danh. Trong võ thuật, đây được xem là bộ quyền đẹp, uyển chuyển và đầy sức mạnh.
Gà trống trong nghệ thuật: Hình ảnh con gà trống được bắt gặp khá nhiều trong thơ, ca, nhạc, hoạ, điêu khắc và các loại hình nghệ thuật khác. Tiếng gà trống gáy vang trở thành cảm hứng cho nhiều nhà thơ, nhà văn với “Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương” hay con gà trở thành trung tâm của những bức tranh “Làng Hồ” đậm chất thôn quê.
Theo quan niệm phong thủy về ngũ hành âm dương thì Gà (Dậu ở hướng Tây) thuộc hành Kim nên thích hợp đặt ở hướng Tây của ngôi nhà. Nếu đặt hình tượng gỗ gà trống ở hướng nam thì có tác dụng thu hút may mắn.
Đặc điểm nổi bật nhất của Gà trống theo phong thủy đó là có thể giải trừ các thế sát cho ngôi nhà, đặc biệt là “đào hoa sát”. Nếu đặt gà trống trong phòng khách nhìn thẳng ra trước cửa nhà có thể ngăn chặn được sự không chung thủy của người bạn đời. Khi chồng hoặc vợ đã có tình cảm với người khác ở bên ngoài, thì nên đặt một cặp gà trống bên trong tủ quần áo của chồng hoặc vợ, mỗi góc tủ một con để hóa giải.
Trong phòng ăn ở các gia đình thường có nhiều ống dẫn khí tròn dài, hình ảnh nàyliên hệ gần với hình dạng của loài rắn nên không tốt. Nên bày tượng gà trống ở đây vì gà có thể trị được rắn và ngăn chặn được những năng lượng xấu từ ống thoát khí.
Gà trống có tư thế vương giả nên hỗ trợ rất tốt cho các nhà lãnh đạo, việc đặt một tượng gỗ gà trống trong nhà còn giúp bảo vệ cho cá nhân, tránh bị tiểu nhân nói xấu sau lưng. Trong công việc kinh doanh nên đặt một tượng gà trống quay mặt về các dãy phòng làm việc để tránh những bất đồng ý kiến và thúc đẩy kinh doanh phát tài.