Khay trà phong thủy – đồ dùng đặc biệt của người Hà Nội xưa
khay trà cao cấp gỗ nu hương
Từ xưa đến nay, tập tục uống trà gắn liền với đời sống của người dân phương Đông, trong đó có Việt Nam. Người người nhà nhà vẫn hàn huyên đôi ba câu chuyện bên những khay trà bằng tre, bằng gỗ mộc mạc. Cái sự uống trà là cái sự hiển nhiên khi nhìn thấy những khay trà bình dị ấy. Ấy thế là người ta vô tình quên mất một ý nghĩa lớn lao, những yếu tố hết sức bất ngờ bên dưới những khay trà.
Khay trà cùng bộ bàn ghế trở thành trung tâm, điểm nhấn trong không gian phòng khách. Đây không chỉ là nơi gia đình sum họp, quây quần mà còn là không gian để chủ nhà đón tiếp khách tới chơi, bàn bạc công việc.
khay trà Cá Chép gỗ trắc đaklak nguyên khối
Khay trà gỗ phong thủy - Đó là một thứ đồ dùng khá đặc biệt trong những ngôi nhà cổ xưa ở Hà Nội. Ngày nay, do nhịp sống hiện đại và sự phát triển của ngôn ngữ mà khay trà đã trở nên cổ cổ, là lạ.
Khay trà xưa được biết đến nhiều ở những nhà gia giáo Hà thành. Thứ được cho là quý thường làm bằng gỗ trắc rồi khảm ốc; có loại lại bằng mun hoặc sơn son – thếp vàng… Cũng có loại được cẩn thận bịt bạc hoặc đồng ở các góc.
Dòng cổ ngoạn này không chỉ phong phú về chất liệu, mà còn đa dạng về kiểu dáng từ vuông, tròn đến chữ nhật, ô van hoặc theo hình cánh sen… Thời gian nửa cuối thế kỷ XX – cuộc sống của người dân Hà Nội chẳng mấy dễ dàng. Nhưng, như một nét giáo huấn thấm sâu, chiếc khay trà bé nhỏ đã thành nơi thể hiện lòng thành kính bình dị nhưng rất đỗi sâu sắc mỗi khi nhớ lại.
khay trà gỗ cẩm lai
Hiếm nhà nay còn giữ được một chiếc khay trà đúng cổ. Phần lớn chúng đã mục nát theo thời gian. Các cuộc di chuyển bất đắc dĩ vì chiến tranh cũng khiến những chiếc khay của một thời mai một mau hơn. Do đó, khay trà ngoài công dụng vốn có càng phô diễn vẻ đẹp xưa.
Lịch sử Đại Việt ta có chất keo Phật giáo; trà lại có khởi nguyên chính từ đây. Do đó, có nhiều khay trà cổ bằng gỗ mang hình cánh sen – biểu tượng của tôn giáo này. Khay cánh sen khá hiếm, nhất là loại có khảm, khắc công phu. Cũng có khay cánh sen nải son, thếp vàng khoe vẻ lộng lẫy, thường dùng trong việc tế lễ. Phổ biến và được ưa chuộng nhiều ở đất Kinh Kỳ vẫn là khay Lá lan. Đây là loại khay nhỏ, chân thấp, thành gọt “bo măng”, khảm ốc, để vừa một bộ trà xinh. Đề tài khảm trên khay rất phong phú; nhưng có thể phân biệt thành hai dạng chủ yếu gồm: Hoa thảo và Nhân vật. Hoa thảo vô cùng biến hóa dưới dạng: Xuân-Hạ-Thu-Đông, còn gọi Tứ bình. Dưới bàn tay người thợ khảm tài hoa, Tứ bình thể hiện vô số những khung cảnh dung dị trong đời sống tự nhiên: Lúc thì một khóm sen, khi lại vài ngọn lau lao xao tiếng nhạn. Có khung cảnh tả một bến nước thanh bình với: Phi-Minh-Túc-Thực – cảnh đàn vịt, con bay, con kêu, con nghỉ và con đang mò mồi. Thật là thiên hình vạn trạng không sao kể hết. Nhưng tựu trung đều là những cảnh đồng quê thật gần gặn. Cũng thấy khảm cảnh “Vinh quy bái tổ” với “Lọng anh đi trước, võng nàng theo sau”… Các vị quan võ thích loại khảm Nhân vật; ngược lại cánh văn ưa Hoa thảo hơn. Chiếc khay được xem là “cũ kỹ” luôn khảm cả mặt ngoài lẫn mặt trong của thành khay.
khay trà hình lá sen gỗ nu ngọc nghiến
Ngày nay, do nhu cầu sử dụng và để phục vụ thú sưu tầm đồ gỗ quý, rất nhiều mẫu khay trà được sản xuất bằng các loại gỗ quý như hương, cẩm, trắc hay nu nghiến..... Các nghệ nhân thường trạm khắc lên khay trà hình rồng, phượng, cá chép hay hình 12 con giáp.....cũng có những chiếc khay chỉ đơn giản là tấm nu hoa văn tinh sảo xung quanh để nguyên hình vỏ gốc cây xù xì nhưng lại rất độc đáo hút hồn những người thích sưu tầm đồ gỗ
<iframe width="560" height="315" src="https://www.youtube.com/embed/jedW2a9oCnc" frameborder="0" allow="accelerometer; autoplay; encrypted-media; gyroscope; picture-in-picture" allowfullscreen></iframe>
Quáy khách quan tâm đến khay trà liên hệ ; 0986 19 19 19 hoặc truy cập wepsite